xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người lao động

HUỲNH NHƯ - ANH KHOA

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp nên hỗ trợ toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp

100% người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp (DN) được khám sức khỏe định kỳ và huấn luyện về an toàn lao động (ATLĐ). Toàn bộ NLĐ làm việc ở các khâu có nguy cơ cao đều được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Ngoài ra, quyền lợi NLĐ liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) được bảo đảm. Việc thực hiện tốt các quy định về an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) không nằm ngoài mục tiêu ngăn ngừa rủi ro TNLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe NLĐ" - ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé, nói.

Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn

Nhiều lần ghé thăm cảng Bến Nghé vào những khung giờ xếp dỡ hàng cao điểm, chúng tôi ấn tượng với tác phong làm việc của đội ngũ kỹ sư và công nhân (CN) tại đây. Từ kỹ sư giám sát đến CN điều khiển cẩu đều tuân thủ quy trình làm việc an toàn. Cán bộ giám sát ATLĐ thường xuyên theo dõi, nhắc nhở NLĐ các bộ phận phải cẩn trọng trong từng thao tác để hạn chế thấp nhất rủi ro.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy trình làm việc an toàn, cảng Bến Nghé khuyến khích đội ngũ kỹ sư, CN phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, điều khiển thiết bị, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. Thiết bị nâng, cẩu hàng thường xuyên được bảo dưỡng, cải tiến nhằm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ. Theo kỹ sư Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé, vấn đề cốt lõi để bảo đảm ATLĐ ngoài sự quan tâm của DN là ý thức chấp hành nội quy làm việc của NLĐ.

"Lao động được tuyển dụng ở các vị trí đòi hỏi nghiêm ngặt về ATLĐ phải có chứng chỉ, bằng cấp phù hợp với vị trí làm việc và được đào tạo, huấn luyện thường xuyên. Với kiến thức về AT-VSLĐ và kỹ năng cơ bản được rèn giũa, họ sẽ tự tin hơn khi thao tác, điều khiển máy móc, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro" - ông Minh nói. Với cách làm bài bản này, nhiều năm liền, Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé không để xảy ra TNLĐ.

Bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người lao động - Ảnh 1.

Người lao động tại Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hưởng ứng Tháng An toàn - vệ sinh lao động Ảnh: HỒNG ĐÀO

Tương tự, tại Công ty TNHH Ever Win (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất đồ hộp xuất khẩu; đóng tại KCN Bình Chiểu, TP Thủ Đức), kỹ sư, CN phụ trách các bộ phận đòi hỏi cao về ATLĐ đều được tuyển lựa kỹ càng. NLĐ bắt tay vào làm việc đều được bộ phận ATLĐ kiểm tra kỹ lưỡng, từ quần áo BHLĐ, găng tay, ủng…Hằng năm, NLĐ đều được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện BNN. Theo ông Wang Chen Yi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ever Win, việc lọc kỹ lao động đầu vào cùng với việc thực hiện tốt các quy định về AT-VSLĐ chính là biện pháp ngăn ngừa TNLĐ và BNN từ gốc.

Ứng dụng công nghệ để quản lý rủi ro

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, trong năm 2021, toàn TP xảy ra 544 vụ TNLĐ (giảm 462 vụ so với năm 2020, tương ứng giảm 45,92%). Trong đó, số vụ TNLĐ chết người là 52 vụ (giảm 33 vụ so với năm 2020, tương ứng giảm 38,82%). TNLĐ xảy ra chủ yếu tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: may trang phục (95 vụ, chiếm 17,52%), gia công, sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại (77 vụ, chiếm tỉ lệ 14,2%). Tổng số tiền thiệt hại (không thống kê về thiệt hại tài sản) do TNLĐ là hơn 12 tỉ đồng. Trong đó, chi phí y tế hơn 2 tỉ đồng, chi phí trả lương trong thời gian điều trị hơn 2 tỉ đồng, chi phí bồi thường trợ cấp khoảng 8 tỉ đồng.

Tại Hội thảo "Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" do Sở LĐ-TB-XH TP HCM tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến TNLĐ và BNN. Đó là nhiều DN chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác AT-VSLĐ, nhất là chăm lo sức khỏe về lâu dài NLĐ.

Đại diện Phân viện Khoa học AT-VSLĐ và Bảo vệ môi trường miền Nam dẫn chứng con số mỗi năm trong toàn quốc chỉ khám BNN cho khoảng 200.000-300.000 NLĐ trong tổng số khoảng gần 60 triệu NLĐ trong đó có hàng triệu NLĐ có nguy cơ bị BNN. Nhiều DN chưa thực sự quan tâm tới việc khám BNN vì sợ ảnh hưởng tới danh tiếng hoặc tổ chức khám BNN cũng mang tính chất đối phó với các quy định của pháp luật. Điều đáng lo hơn là bản thân nhiều NLĐ không muốn được khám phát hiện BNN vì sợ ảnh hưởng tới thu nhập. Nhiều người lo sợ sẽ bị cho nghỉ việc nếu mắc BNN.

Từ thực tế này, thạc sĩ Vũ Thị Bảo Kim, đại diện Phân viện Khoa học AT-VSLĐ và Bảo vệ môi trường miền Nam, kiến nghị: Ngoài đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra về hoạt động AT-VSLĐ tại các DN, Nhà nước cần tăng cường xây dựng và đầu tư cho hệ thống các cơ sở khám phát hiện và điều trị BNN cả về mặt số lượng và chất lượng. Quỹ Bảo hiểm TNLĐ-BNN nên hỗ trợ toàn bộ chi phí khám BNN cho NLĐ tại các DN.

Việc thay đổi công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất là yếu tố thiết yếu để giúp DN tối ưu hóa quá trình sản xuất. Tuy nhiên, điều này vô tình có thể tạo ra môi trường lao động có tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép. Nếu làm việc thường xuyên trong môi trường có tiếng ồn vượt quá quy định sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ.

Từ thực tiễn này, Viện Khoa học AT-VSLĐ TP HCM đã nghiên cứu thiết kế "Hệ thống thông minh kiểm soát tiếng ồn" dựa trên công nghệ Internet vạn vật (Internet of thing - IoT). Hệ thống này không chỉ giúp cho việc giám sát tình trạng hoạt động của máy, thiết bị trong dây chuyền sản xuất nhằm khắc phục, sửa chữa kịp thời, góp phần ngăn ngừa sự cố bất thường có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của NLĐ.

Theo TS Nguyễn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Khoa học AT-VSLĐ TP HCM, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về AT-VSLĐ, nhằm giảm thiểu TNLĐ trong quá trình sản xuất là hết sức cần thiết, không chỉ giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, mà còn tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh kéo giảm tỉ lệ TNLĐ, BNN, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.

Thiệt hại tiền tỉ do bệnh nghề nghiệp

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế tại 63 tỉnh, thành, trong 4 năm từ 2016-2019, trung bình mỗi năm có khoảng 250.000 NLĐ được khám phát hiện BNN. Số người mắc mới BNN hằng năm vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm. Số mắc BNN cộng dồn đến năm 2018 là 29.725 trường hợp. Ngoài hậu quả gây bệnh tật và các hậu quả xã hội, thiệt hại do BNN gây ra cũng rất lớn. Thiệt hại vật chất hàng chục tỉ đồng/năm; tiền bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động mất hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Ngoài ra còn những thiệt hại do phải nghỉ việc cũng rất lớn, trung bình mất đến 500.000 ngày công/năm giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo của ngành y tế năm 2019, tỉ lệ nghỉ ốm trong CN là khoảng 25% và tổng số ngày nghỉ ốm là khoảng 1 triệu ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo