xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái gì cũng lo có khi là bệnh

Anh Thư

Khi cậu con trai 20 tuổi theo nhóm sinh viên tình nguyện đi Tây Nguyên, bà Ng.T.M.T luôn đứng ngồi không yên. Mệt mỏi nhất là mỗi đêm vào giường nằm, bà tưởng tượng ra đủ loại tai nạn mà con trai có thể gặp phải dù ngày nào cậu cũng gọi điện, nhắn tin về chúc mẹ ngủ ngon.

Bà T. lo cho con bao nhiêu thì chồng bà càng… lo ngược cho vợ bấy nhiêu. Suốt 10 ngày xa con, bà đều mất ngủ, bỏ ăn, có khi chợp mắt được một chút lại giật mình hốt hoảng. Cuối cùng thì bà đổ bệnh. Sau nhiều lần như thế, người chồng quyết định đưa vợ đi khám tổng quát - bao gồm cả thể chất, tâm lý - và bà được chẩn đoán có biểu hiện của chứng rối loạn lo âu.

Ranh giới giữa một người đơn thuần có tính hay lo lắng với một người lo vì lệch lạc tâm lý - tâm thần thực sự khá mong manh. Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP HCM, cuộc sống ngày nay có rất nhiều yếu tố khiến chúng ta phải lo lắng và luôn có cảm giác bất an, phiền muộn. Lo lắng là một phản ứng thông thường, giúp chúng ta đương đầu với những tình huống căng thẳng và tập trung hành động. Lo lắng sẽ được hóa giải khi sự việc được giải quyết. Lo lắng xuất hiện theo từng thời gian, đặc biệt là trong cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, nếu lo lắng nghiêm trọng, liên tục can thiệp vào các hoạt động hằng ngày thì có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu tổng quát.

Rối loạn lo âu được định nghĩa là sự lo sợ quá mức trước một tình huống, lặp lại và kéo dài, ảnh hưởng đến sự thích nghi với cuộc sống. Đây là một trong những chứng bệnh tâm thần có tỉ lệ người mắc cao. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người có biểu hiện này lên đến 4,5% dân số, nữ nhiều hơn nam. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, bệnh này đứng đầu trong số các bệnh về suy nhược thần kinh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đúng.

Phát hiện được khía cạnh bệnh lý của sự lo âu có ý nghĩa lớn bởi nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể để lại hậu quả xấu. BS Quang khuyến cáo một số biểu hiện mà người bệnh cần đến bác sĩ như: tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình diễn ra thường xuyên; đôi khi người bệnh thấy sợ hãi một mối nguy hiểm hay thảm họa gì đó, dù biết là vu vơ nhưng không thể kiểm soát; luôn tin rằng điều xấu sẽ xảy ra nếu một số việc không được diễn ra theo cách người bệnh nghĩ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo