xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa nghe việc nhà đầu tư bị "ép" mua đất dự án giá cao

Tuấn Minh

(NLĐO)- Ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn, ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định chưa nghe việc nhà đầu tư bị "ép" mua đất dự án giá cao, nếu có sẽ đề nghị công an điều tra, ngăn chặn.

Chiều ngày 12-7, Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra buổi chất vất 2 vấn đề được HĐND tỉnh thông qua.

Chưa nghe việc nhà đầu tư bị ép mua đất dự án giá cao - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn

Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, là người đăng đàn ngồi "ghế nóng" để trả lời chất vấn những câu hỏi mà cử tri quan tâm.

Có rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi về thực trạng giao đất, cho thuê đất, nhiều dự án được giao đất nhưng qua nhiều năm không triển khai, trong khi nhiều nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư lại không có đất… Trong đó, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa (tổ đại biểu TP Sầm Sơn), là người đặt nhiều câu hỏi nhất.

Trong đó, ông rất phân vân, nêu câu hỏi: "Việc thu hồi dự án chậm tiến độ nhưng không phải lỗi của nhà đầu tư thì có được bồi đắp kinh phí thiệt hại, bởi vì nhà đầu tư chỉ thực hiện theo tất cả các quyết định ban hành của ủy ban khi quyết định được chấp thuận, thế nhưng khi thanh tra, kiểm tra lại thì lại bảo không đúng quy trình. Ở ta hiện nay đang xảy ra như thế, nên khả năng có nhiều doanh nghiệp bị đẩy đến lao lý, nên vô cùng hoang mang. Làm cũng chết mà không làm cũng chết, nên chúng tôi đề nghị làm rõ vấn đề này thực hiện thế nào".

Chưa nghe việc nhà đầu tư bị ép mua đất dự án giá cao - Ảnh 2.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đặt câu hỏi chất vấn

Về câu hỏi này, Phó chủ tịch Lê Đức Giang khẳng định doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc chủ trương đầu tư, nếu sau này có thanh tra, kiểm tra, có kiến nghị thu hồi thì xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ trì, có trách nhiệm tham mưu, sau đó là các cơ quan phối hợp và người ký quyết định ban hành chủ trương đầu tư, và doanh nghiệp sẽ được bồi thường theo Luật bồi thường 2017. "Anh Đoan cứ vững tin mà làm, không có hoang mang gì cả, hãy tin tưởng vào UBND tỉnh, tin vào pháp luật"- ông Giang nói.

Về câu hỏi việc thu hồi dự án chậm tiến độ nhưng do lỗi của Hội đồng Giải phóng mặt bằng chứ không phải do lỗi của doanh nghiệp thì có oan không. Nếu cứ thu hồi thì có xử lý cán bộ nhà nước tham gia giải phóng mặt bằng không?

Chưa nghe việc nhà đầu tư bị ép mua đất dự án giá cao - Ảnh 3.

Một nữ đại biểu đặt câu hỏi tại buổi chất vấn

Ông Lê Đức Giang khẳng định trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có dự án nào dự kiến bị thu hồi đất do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng. Ở đây có 2 dạng dự án, thứ nhất do nhà nước thu hồi đất và doanh nghiệp thỏa thuận thu hồi đất. Đất do nhà nước thu hồi thì Thanh Hóa triển khai rất quyết liệt, kể cả cưỡng chế, nếu dự án nào chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, tỉnh sẽ xem xét từng khâu và sẽ xử lý nghiêm. Còn những dự án nhà đầu tư thỏa thuận, nếu không giải phóng được thì sẽ thu hồi, chứ không thể gia hạn nhiều lần được.

Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Hương, Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Thanh Hóa (tổ đại biểu huyện Thọ Xuân), đặt câu hỏi: Theo phản ánh của một số nhà đầu tư, nếu muốn có đất thực hiện dự án phải thỏa thuận với người dân có đất để giải phóng mặt bằng nên một số đối tượng đã thỏa thuận, đặt tiền mua đất trước của dân, sau đó "ép" mua đất dự án giá cao. Đề nghị làm rõ có thực trạng nêu trên không và giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư?

Chưa nghe việc nhà đầu tư bị ép mua đất dự án giá cao - Ảnh 4.

Khu "đất vàng" ở đường Võ Nguyên Giáp (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty Nguyễn Kim từ năm 2015 nhưng không triển khai dự án, buộc UBND tỉnh phải ra văn bản thu hồi

Ông Lê Đức Giang trả lời: Vấn đề này tôi chưa nghe, nhưng đâu đó trong xã hội chắc cũng có chuyện lách các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có quy định, nếu đối tượng làm có tổ chức, họ sẽ dùng người địa phương gom đất trước. Cái này phải tuyên truyền cho người dân hiểu, còn nếu có việc lợi dụng để trục lợi doanh nghiệp thì đề nghị công an điều tra, ngăn chặn; cơ quan chức năng cần thẩm định hồ sơ chặt chẽ, tuyệt đối không hỗ trợ cho lực lượng này, kiên quyết đấu tranh, xứ lý nghiêm cán bộ tiếp tay cho việc này.

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa thể hiện từ ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (1-7-2014) đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.617 dự án được giao đất, cho thuê đất, với tổng diện tích 7.863,82 ha. Trong đó, 1.195 dự án được cho thuê đất, với diện tích 3.601,37 ha; 105 dự án được giao đất có thu tiền sử dụng đất, diện tích 823,69 ha; 317 dự án được giao đất không thu tiền sử dụng đất, diện tích 3.438,76 ha.

Đến thời điểm này, đã có 1.102 dự án (khoảng 68,15 %) đã hoàn thành đầu tư, bảo đảm tiến độ, đưa dự án vào hoạt động; 208 dự án (chiếm 12,86 %) đang thực hiện đầu tư; 247 dự án (chiếm 15,28 %), thực hiện đầu tư chậm tiến độ (chưa quá 24 tháng); 60 dự án thuê đất (chiếm 3,71 %), đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo