xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động ứng phó hạn - mặn

PGS-TS LÊ ANH TUẤN - Trường ĐH Cần Thơ

Từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4-2024 là giai đoạn cao điểm khô hạn và xâm nhập mặn ở ven biển vùng châu thổ sông Cửu Long. Trong những ngày này, nhiều cánh đồng ở ĐBSCL khô cháy, cây cỏ úa tàn, sông mương cạn nước...

Đây là hình ảnh lập lại của năm 2016 và 2020 - các năm mà hiện tượng El Nino xảy ra làm lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương nóng lên dị thường, gây nắng nóng, ít mưa, gió mạnh và bốc hơi cao tại các vùng ven biển phía Tây biển Đông. El Nino không phải là hiện tượng khí hậu bất thường gần đây mà đã xảy ra từ lâu. Tuy nhiên, khoảng 30-40 năm qua, do tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu và các tác nhân thời tiết liên quan, El Nino trở nên cực đoan hơn, làm nhiều kỷ lục đo đạc khí tượng bị phá vỡ.

Tuy vậy, tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn ở vùng ven biển không chỉ là hệ quả của nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu. Con người cũng là tác nhân quan trọng khiến tình trạng thiếu nước ngọt đầu nguồn và nước mặn từ biển xâm nhập nội đồng ngày càng gay gắt hơn. Chuỗi đập thủy điện hình thành tại vùng thượng nguồn, đặc biệt là trên dòng chính ở Trung Quốc và Lào, đã khiến sự điều hòa theo quy luật dòng chảy tự nhiên trên sông Mekong bị thay đổi theo việc kiểm soát nước đầu nguồn của các nhà máy.

Trong năm 2024, nếu phía Campuchia khởi công thêm các dự án chuyển nước, như kinh đào Funan, thì chắc chắn mùa khô ở ĐBSCL trong các năm tới sẽ gay gắt hơn. Nguồn nước ngọt sẽ thiếu hụt lớn và xâm nhập mặn sẽ gia tăng đến ít nhất một nửa diện tích vùng châu thổ Cửu Long.

Tại ĐBSCL, nhiều công trình ngăn mặn từ dòng chính vào nội đồng, giữ ngọt hoặc chuyển nước ngọt từ vùng giữa đồng bằng về vùng ven biển khi vận hành đã chặn được nước mặn vào sông mương và đồng ruộng bên trong. Thế nhưng, mặt trái của nó là năng lượng thủy triều từ đại dương vào hệ thống sông, do bị các cống ngăn mặn chặn lại, nên ít bị khuếch tán khi vào sâu nội đồng. Dòng triều vì vậy dấn sâu hơn trên dòng chính, dẫn đến lưỡi mặn tiến vào các vùng mà trước đó không nhiễm mặn như TP Cần Thơ, phía Bắc tỉnh Vĩnh Long và nhiều địa phương ở giữa đồng bằng.

Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu khoa học thực tiễn để biết nguyên nhân nào là chính yếu, nguyên nhân nào là phụ trợ thì mới định được giải pháp ứng phó hạn - mặn hợp lý, hữu hiệu. Các giải pháp hiện nay chủ yếu căn cứ tình hình mùa mưa lũ trước đó để khuyến cáo xuống giống sớm vụ đông xuân nhằm né rủi ro hạn - mặn, tìm cách trữ nước cuối mùa mưa để sử dụng tiết kiệm dần cho sinh hoạt và chăn nuôi.

Tuy nhiên, các giải pháp này cần thực hiện đồng bộ hơn và cần có sự phối hợp hợp lý hơn. Một số nơi đào những hồ chứa quá lớn và quá sâu, khiến phèn tiềm tàng bị đưa lên gây chua nguồn nước mặt, đồng thời rút cạn nước những ao mương lân cận.

Để có các biện pháp công trình và phi công trình lâu dài hơn trong nhiều năm tới, các tiểu vùng cần có chiến lược giảm dần diện tích trồng lúa trong mùa khô, kể cả nơi thừa nước ngọt của vùng ngập lũ phía trên. Ngoài ra, nên chuyển sang canh tác những loại cây trồng ít cần nước hơn; hoặc áp dụng các giải pháp tưới nước tiết kiệm (tưới ướt - khô xen kẽ, tưới thấm, tưới nhỏ giọt…) cho các vùng trồng hoa màu, cây ăn trái.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo