xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ ngày 1-7-2021, một container qua cảng biển TP HCM có thể đóng phí 4,4 triệu đồng

Bài: Phan Anh; ảnh: Tấn Thạnh

(NLĐO) - HĐND TP HCM nhất trí thông qua tờ trình về thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn và giao UBND TP tổ chức triển khai thu từ ngày 1-7-2021. Mức thấp nhất là 15.000 đồng mỗi tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet.

Nghị quyết về chủ trương việc thu phí hạ tầng cảng biển được HĐND TP HCM biểu quyết thông qua sáng 9-12, tại ngày làm việc thứ ba, kỳ họp 23 HĐND TP khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.

Từ ngày 1-7-2021, một container qua cảng biển TP HCM có thể đóng phí 4,4 triệu đồng - Ảnh 1.

Đại biểu HĐND TP thông qua tờ trình về thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP

Thu khoảng 3.000 tỉ đồng mỗi năm

Mức thấp nhất là 15.000 đồng mỗi tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet.

Miễn phí thu với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Mức phí cụ thể:

Từ ngày 1-7-2021, một container qua cảng biển TP HCM có thể đóng phí 4,4 triệu đồng - Ảnh 2.

Với lượng hàng hóa năm 2019 hơn 170 triệu tấn, dự kiến TP HCM thu hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm. Toàn bộ số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách; số tiền trích lại cho đơn vị tổ chức thu phí tối đa không quá 1,5%. Việc thu phí nhằm tạo nguồn thu hoàn thiện đường xung quanh cảng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; tăng năng lực vận chuyển hàng hóa góp phần phát triển kinh tế TP.

Theo Sở GTVT sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại TP năm 2019 đạt khoảng 170 triệu tấn, chiếm hơn 1/4 trong tổng 600 triệu tấn của cả nước xuất qua cảng.

Hệ thống cảng ở TP có nhiều lợi thế về năng lực khai thác, gần các khu công nghiệp, chế xuất. Các tuyến sông Đồng Nai, Sài Gòn, Soài Rạp... có mạng lưới hàng hải quốc tế dày đặc, đáp ứng các loại tàu thuyền ra vào.

Tuy nhiên, các cảng ở TP đang bị "khống chế" năng lực khai thác do hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh. Ùn tắc giao thông đã kìm hãm khả năng khai thác, phát triển các cảng ở TP HCM. Thực trạng này kéo theo hàng loạt hệ lụy như tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng chi phí logistics...

Về lo việc thu phí sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải, Sở GTVT TP cho rằng do đường kết nối cảng biển tại TP ngày càng quá tải khiến doanh nghiệp vận tải, xuất khẩu đều gặp khó khăn. Thời gian vận chuyển, quay đầu xe kéo dài khiến hiệu quả kinh doanh giảm sút.

Do đó về lâu dài, các đơn vị vận tải, logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi hạ tầng giao thông cải thiện. Các cảng sẽ phát triển đúng năng lực và ngân sách thành phố nhờ vậy tăng thêm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp, VAT... Sau khi được thông qua, các bên sẽ chuẩn bị phần mềm kết nối để thực hiện.


Từ ngày 1-7-2021, một container qua cảng biển TP HCM có thể đóng phí 4,4 triệu đồng - Ảnh 3.

Đại biểu HĐND TP thông qua mức phí mới tham quan địa đạo Củ Chi

Tăng giá vé tham quan địa đạo Củ Chi

Trước đó, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về ban hành phí tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Theo đó, mức thu phí đối với người lớn là 35.000 đồng/lần/người đối với khách tham quan trong và ngoài nước. Như vậy, mức phí tham quan địa đạo Củ Chi đã tăng hơn 15.000 đồng so với hiện nay là 20.000 đồng/lần/người.

Người khuyết tật, lực lượng vũ trang, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo được miễn; trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh và sinh viên được giảm 50% giá vé.

Mức phí mới chính thức áp dụng từ ngày 1-1-2021.

Lý do, HĐND TP chấp thuận thông qua mức phí mới theo như tờ trình của UBND TP là do nguồn kinh phí thu được hằng năm từ phí tham quan vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu và nội dung công việc được giao. Việc điều chỉnh mức phí sẽ góp phần làm tăng nguồn thu để phục vụ công tác phát huy giá trị di tích được tốt hơn. Việc điều chỉnh phí cũng nhằm phù hợp với bối cảnh hiện tại của nền kinh tế và giá cả chung của toàn xã hội.

Ngoài ra, mức phí này cũng được tham khảo mức phí các di tích trong nước như Khu di tích lịch sử địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), di tích Đền Ngọc Sơn (Hà Nội), di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội)… Những nơi này đều có mức phí tham quan cao hơn so với phí tham quan hiện nay tại địa đạo Củ Chi.

Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2015 với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo.

Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là một trong những căn cứ cách mạng điển hình và có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; là nơi các lãnh đạo như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Hồng Đào, Trần Hải Phụng... sống và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định.

Đây cũng là nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ năm 1961-1975).

Ngoài ra, Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là một công trình khoa học quân sự còn được bảo tồn tốt. Đó là một hệ thống đường hầm nhân tạo trong lòng đất với cấu trúc 2 đến 3 tầng ăn thông với nhau với chiều dài khoảng hơn 200 km, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, bí ẩn, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu, chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ.

Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi còn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể nổi bật, đó là những ứng xử quan hệ giữa người với người, những bản tình ca và cả những câu chuyện tình yêu, tình đồng chí, tình quân dân...

Ngày nay, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, trong truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc... Và là một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Với những giá trị nổi bật như trên, UBND TP đang xin ý kiến các bộ, ngành trung ương, lập hồ sơ Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi để trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo