xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM lập 5 đề án nhánh để chuyển 5 huyện thành quận

Phan Anh

(NLĐO) – Trong Kế hoạch xây dựng đề án, UBND TP HCM giao các sở, ngành thực hiện 5 đề án nhánh, gồm kinh tế đô thị; văn hóa đô thị; hạ tầng đô thị; con người đô thị và quản lý nhà nước, làm cơ sở để chuyển các huyện thành quận

UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch khẩn về xây dựng Đề án Đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021-2030.

Theo UBND TP HCM, việc xây dựng đề án là tiên đề, làm cơ sở để chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021-2030 nhằm thực hiện Chương trình Đột phá đổi mới quản lý thành phố đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ nằm ở các vị trí cửa ngõ thành phố, kết nối các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.

Những năm qua, các địa phương này có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang hình thành. Trình độ dân trí, lối sống đô thị ở 5 huyện này không khác nhiều so với các quận nội thành.

Hiện nay, đối chiếu với các thông số như dân số, diện tích, phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị... của 5 huyện theo Nghị quyết 1211/2016 và Nghị quyết 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Bình Chánh đạt 26/30 tiêu chí, Nhà Bè và Củ Chi đạt 23/30 tiêu chí, Hóc Môn 22/30 tiêu chí, Cần Giờ thấp nhất với 19/30 tiêu chí.

TP HCM lập 5 đề án nhánh để chuyển 5 huyện thành quận - Ảnh 1.

Theo Nghị quyết 1211/2016 và Nghị quyết 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Cần Giờ mới chỉ đạt 19/30 tiêu chí; Ảnh: LAM GIANG

Để có cơ sở để triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến trình chuyển huyện thành quận, TP HCM sẽ xây dựng 5 đề án nhánh về phát triển và phân công từng sở, ngành thực hiện các đề án này. Cụ thể: kinh tế đô thị (Sở Kế hoạch và Đầu tư); văn hóa đô thị (Sở Văn hóa và Thể thao); hạ tầng đô thị (Sở Quy hoạch và Kiến trúc); con người đô thị (Viện Nghiên cứu phát triển) và quản lý nhà nước (Sở Nội vụ).

UBND huyện căn cứ nội dung các đề án nhánh để tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc điểm, điều kiện và đặc thù của huyện.

Ngoài ra, TP HCM sẽ ưu tiên ngân sách để lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: phân khu đô thị, phát triển hạ tầng, khu đô thị mới.

Thành phố cũng tạo điều kiện huy động nguồn lực người dân, doanh nghiệp phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu thương mại... Đất tại các đô thị mới sẽ được đấu giá để tạo vốn phát triển hạ tầng.

Theo Nghị quyết 1211, tiêu chuẩn của quận gồm:

1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên.

3. Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên.

Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để thành lập quận, UBND cấp tỉnh sẽ xây dựng đề án báo cáo Chính phủ. Sau đó, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng quyết định thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập quận; chủ trì, phối hợp các bộ, ngành thẩm định đề án thành lập quận... Cuối cùng, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo