xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ quy hoạch xây dựng tỉnh để ngăn công trình lộn xộn?

Bảo Trân

(NLĐO)- Nguyên bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân khẳng định quy hoạch xây dựng là công cụ để quản lý sự phát triển địa phương theo trình tự, ngăn ngừa công trình lộn xộn và quy hoạch phải đi trước để xã hội, người dân làm theo.

Chiều nay 8-11, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã có cuộc họp với giới chuyên môn cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch (dự án luật) được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 6.

Về dự án luật này, nhiều chuyên gia lĩnh vực xây dựng cho rằng cần có quy hoạch xây dựng (QHXD) tỉnh để tránh trùng lặp và cụ thể hoá quy hoạch tỉnh.

Giữ quy hoạch xây dựng tỉnh để ngăn công trình lộn xộn? - Ảnh 1.

Có quy hoạch xây dựng ngăn được công trình lộn xộn? - Ảnh: Huy Thanh

Nguyên bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết có 2 loại hình quy hoạch là quy hoạch vật thể và quy hoạch phi vật thể - quy hoạch không gian. QHXD chính là quy hoạch vật thể, tức là đưa ra hình thể công trình vật thể ở ngoài không gian như thế nào, bố trí như thế nào, cao, rộng ra làm sao…

"Quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch phi vật thể hay quy hoạch vật thể đều cần thiết. Đặc biệt là quy hoạch vật thể là định hướng cho phát triển trong 1 vùng đô thị để người quản trị xã hội (chính quyền) hình dung ra sẽ phát triển công nghiệp ở đâu, bao nhiêu diện tích, công viên phát triển ở đâu, nhà ở cho công nhân chỗ nào, đường sá đi lại ra sao…"- ông Quân nhấn mạnh.

Nguyên bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định quy hoạch vật thể này còn là công cụ để quản lý, cái này rất cần thiết vì phát triển phải có trình tự, không thể lộn xộn. Trật tự ở đây là trật tự theo hoạch, tức là quy hoạch phải đi trước để hướng dẫn cho xã hội, người dân xây dựng theo quy hoạch.

"Lập quy hoạch và làm theo quy hoạch mới đảm bảo được sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo 1 môi trường, không gian sống tốt đẹp, ổn định, bền vững cho người dân. Quy hoạch vật thể, vẫn quen gọi là QHXD là không thể thiếu và không thể không có"- ông Quân nói.

Về ý kiến tích hợp hay không tích hợp QHXD tỉnh vào quy hoạch chung của tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nôi, TS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau khi Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1-1-2019), Quốc hội đang phải xây dựng luật điều chỉnh các luật liên quan. Đây là việc rất hy hữu trong lịch sử làm luật ở Việt Nam và cũng là vấn đề rất phức tạp, có nhiều thách thức rất lớn. Bởi trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch có đề cập sửa đổi một số điều của các luật thuộc lĩnh vực xây dựng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Nhà ở và một số luật khác…

Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, vấn đề quy hoạch tỉnh và QHXD tỉnh đã được bàn từ kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 5-2018) của Quốc hội và đến kỳ họp thứ 6 đang diễn ra cũng có những ý kiến chưa thống nhất với nhau. Trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch lần này có đề cập sửa đổi Luật Xây dựng theo hướng xác định rõ các loại QHXD để bảo đảm thống nhất với Luật Quy hoạch.

Theo đó, QHXD bao gồm quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, QHXD các khu chức năng và QHXD tỉnh, QHXD vùng huyện, QHXD vùng liên huyện.

"Là người trực tiếp làm công tác quy hoạch và quản lý công tác quy hoạch thì thấy rằng ý kiến cho rằng nội dung (nội hàm) của QHXD tỉnh đã tích hợp trong quy hoạch tỉnh là chưa thực sự đầy đủ, chính xác. Vì quy hoạch tỉnh được xác định theo Luật Quy hoạch và được đề cập trong Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch là những quy định định hướng, quy hoạch chung. Còn QHXD tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa của quy hoạch tỉnh. Đây là 1 nguyên tắc, 1 cách tiếp cận rất hợp lý và cần có QHXD tỉnh"- ông Nghiêm bày tỏ.

Làm rõ thêm, TS Đào Ngọc Nghiêm cho hay trong quy hoạch tỉnh đề cập đến những định hướng lớn, quy hoạch không gian phi vật thể và không gian kinh tế. Còn QHXD tỉnh là quy hoạch không gian vật thể, cụ thể hóa các định hướng lớn của quy hoạch tỉnh.

"QHXD tỉnh là căn cứ để quản lý đô thị trong cấp tỉnh. 2 nội dung này khác nhau nhưng có sự tuân thủ, liên kết với nhau. Về tầng bậc thì QHXD tỉnh cụ thể hóa quy hoạch tỉnh"- TS Nghiêm "mổ xẻ".

PGS.TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch phải đặt quy hoạch trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Đối với việc quản lý đầu tư xây dựng các đô thị, các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình đầu mối… đều phải có QHXD. Ông Liêm dẫn ví dụ về quy hoạch sân golf là do thị trường quyết định nên bỏ quy hoạch sân golf.

"Nhưng sân golf sử dụng rất lớn tài nguyên đất vì thế QHXD hoạch định ra vị trí, quy mô hoặc khu vực đó có phù hợp cho làm sân golf hay không? Do vậy, vai trò của QHXD đừng hiểu nó quá hẹp và chỉ là quy hoạch của ngành"- ông Liêm phân tích.

Ông Phạm Sỹ Liêm góp ý quy hoạch tỉnh nên làm theo hướng tổng thể, tích hợp đa ngành và để làm sao các ngành không có các định hướng chồng lấn, dẫm chân lên nhau vì mục tiêu chung. Còn đầu tư xây dựng cụ thể như thế nào, ở đâu, quy mô ra sao, hình dáng ra sao, kết nối với nhau như thế nào là nhiệm vụ của QHXD tỉnh.

"Do vậy, tôi thống nhất với nội dung tờ trình dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch có quy định về QHXD"- ông Liêm nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường cho rằng bên cạnh quy hoạch chung vẫn phải có quy hoạch ngành và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành như dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch quy định.

"QHXH tỉnh này cũng là một dạng của quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành và có những biểu diễn riêng về mặt đặc tính kỹ thuật. QHXD tỉnh là một quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành riêng để chi tiết hóa những nội dung phát triển không gian của quy hoạch tỉnh. Vì vậy, tôi đồng tình với tờ trình của Chính phủ nên duy trì QHXD tỉnh riêng như là một dạng quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành"- ông Cường góp ý.

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch bao gồm 32 điều; trong đó 31 điều quy định việc sửa đổi các luật và 1 điều quy định hiệu lực thi hành. Về sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực xây dựng, có 2 luật thuộc lĩnh vực xây dựng có liên quan đến quy hoạch được sửa đổi, gồm Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Các luật này quy định các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo