xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều chưa biết về khóa họp lịch sử UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dương Ngọc

(NLĐO)- Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trải lòng về những sự động viên khích lệ từ Tổng giám UNESCO và những người bạn từ khắp năm châu khi thông qua Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Hội thảo quốc tế "Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại" kết hợp trực tiếp và trực tuyến diễn ra chiều 6-9, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đeo trên ngực mình tấm thẻ mà ông đã đeo 35 năm về trước, khi ông làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, là trưởng Phái đoàn Việt Nam tham gia Khóa họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO ở Paris năm 1987.

Khoá họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO diễn ra tại Paris (từ ngày 20-10 đến 20-11-1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 ghi nhận "năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

Ông Nguyễn Dy Niên là người đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia vào quá trình xây dựng, đệ trình để UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều chưa biết về khóa họp lịch sử UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Phái đoàn Việt Nam tại Khóa họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO ở Paris (Pháp) 1987. Hàng trước trái sang: Thứ trưởng, Đại sứ Hà Văn Lâu; Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Dy Niên - Ảnh: Tư liệu

Nhà ngoại giao kỳ cựu kể cách đây đúng 35 năm, ông được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng quyết định giao trọng trách làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Điều vinh dự hơn nữa là ông lại được chỉ định là Trưởng đoàn Việt Nam đi dự Khóa họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO.

"Đó là một vinh dự vô cùng lớn đối với tôi, khi trên đã có quyết định trình lên UNESCO để vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia UNESCO đã làm ngày làm đêm. Lúc đó, điều kiện vô cùng khó khăn, nên phải lấy cường độ lao động ra làm rất quyết liệt. Phải xây dựng đề án thật tốt, phải chuẩn bị những khả năng tốt nhất để có thể tôn vinh Bác Hồ tại kỳ họp.

Thời điểm năm 1987, Việt Nam đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn. Về kinh tế, lạm phát 3 con số, Việt Nam bị bao vây cấm vận, quan hệ ngoại giao chưa được mở rộng và rất nhiều những khó khăn rất lớn khác.

Trước những khó khăn đó, làm thế nào để chúng ta có thể tranh thủ được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số các nước để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là điều chúng tôi hết sức lo lắng. Khi nhận nhiệm vụ trước các đồng chí lãnh đạo cấp cao, chúng tôi muốn quyết tâm làm thế nào để Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh với đa số tuyệt đối. Quyết tâm như vậy nhưng thực sự trong lòng rất lo, không biết mình có thể làm được hay không.

Khi đặt chân đến Paris để chuẩn bị cho hội nghị, chúng tôi tiếp xúc ngay với các lực lượng tiến bộ của Pháp, những trí thức kiều bào, Ban thư ký UNESCO tại Paris để có các ý kiến vạch kế hoạch vận động cho thật tốt, có hiệu quả.

Cùng thời gian ấy, tôi lại nhận một nhiệm vụ khác là Trưởng đoàn Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ thay cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc đó đang bận những công việc khác không thể đi được. Khi tôi đang dự họp Đại hội đồng LHQ thì nhận điện thượng khẩn của chị Phan Thị Phúc, lúc đó là Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, điện từ Paris, nói rằng anh phải sang Paris gấp, tình hình đang rất cần và phải vận động hết sức quyết liệt mới có thể thành công được.

Do vậy, tôi bỏ dở công việc tại Đại hội đồng LHQ để bay sang Paris. Việc đầu tiên lúc đó là gặp ngay Tổng giám đốc UNESCO, ông Amadou-Mahtar M'Bow, nguyên thủ tướng Sénégal, một người rất có cảm tình với Việt Nam. Khi gặp nhau, nhìn thấy vẻ tư lự, lo nghĩ của tôi, ông nói ngay: "Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ của Việt Nam mà còn là lãnh tụ của nhân dân các nước đang đấu tranh cho hòa bình, và chiến đấu cho độc lập, tự do. Cho nên ông đừng lo, các nước Á, Phi, Lỹ La tinh sẽ ủng hộ Việt Nam. Những nước này chiếm tuyệt đại đa số phiếu ở UNESCO. Nên cần tiếp xúc sớm với họ để có sự ủng hộ tích cực".

Khi nhận được lời động viên, cổ vũ đó của Tổng giám đốc UNESCO, tôi rất phấn chấn. Tôi bàn ngay với các anh chị em trong đoàn rải ra đi vận động các nước ngay.

Đúng như lời ông Tổng giám đốc M'Bow nói, các nước hết sức có cảm tình với Việt Nam và đặc biệt rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một đại biểu đến từ châu Phi nói với tôi rằng "Chúng tôi phải cảm ơn Việt Nam, cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vì nếu các bạn không chiến đấu thắng lợi thì chúng tôi hôm nay không thể ngồi cùng với các nước tại diễn đàn này". Câu nói đó làm chúng tôi hết sức xúc động và hết sức cảm ơn, hết sức tin tưởng vào sự ủng hộ rất mạnh mẽ tại hội nghị lần này.

Không còn nghi ngờ gì nữa khi Nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa ra đã tuyệt đại đa số đại biểu ủng hộ, không có phiếu chống, không có phiếu trắng. Đúng như lời tiên đoán tờ báo Đoàn Kết của Ý cách thời gian bỏ phiếu 8 năm nói rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người duy nhất trên thế giới không có ai chống đối.

Đây là một thắng lợi cực kỳ lớn với chúng tôi. Chúng tôi vô cùng xúc động, vô cùng cảm ơn đại biểu các nước tại hội nghị lần ấy. Theo quyết định của Đại hội đồng UNESCO, đến năm 1990 tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội đã tổ chức hội thảo rất lớn, trong đó 74 khách quốc tế đến từ 34 nước và có nhiều nhân chứng lịch sử như thiếu tá Archimedes L.A.Patti, người bạn của Bác Hồ. Hội thảo hết sức thành công. Tại Paris, ở nơi tổ chức các cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO cũng diễn ra hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều hoạt động khác cũng đã được tổ chức ở các nước để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh"- Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên kể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô cùng to lớn và sự mến mộ đặc biệt của nhân dân thế giới. Như Tổng thống Ấn Độ đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người có tinh thần quốc tế tuyệt vời, sống hết mình cho niềm tin vào cuộc sống của các dân tộc anh em vì mục đích cao cả của loài người trên khắp các châu lục và nhóm lên niềm khát vọng cho tất cả những ai yêu chuộng hòa bình trên thế giới ở mọi thời đại.

Nhà thơ Nga Osip Emilyevich Mandelstam đã viết: Ở Người toát lên hơi thở của văn hóa, có lẽ là một nền văn hóa tương lai. Trong giọng nói ấm áp của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái trên toàn thế giới.

"Có thể nói không hề do dự rằng di sản Hồ Chí Minh là kho báu để chúng ta thể hiện sự giàu có và trí tuệ của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại"- nhà ngoại giao kỳ cựu xúc động.

Nghị quyết số 24C/18.65 của UNESCO về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Người "là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội" và "là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiểu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".

Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay gọi Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quyết định lịch sử của UNESCO. Bà nhấn mạnh UNESCO đã quyết định tôn vinh những nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn rất mạnh mẽ, sâu sắc trong lịch sử nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực cho sự nghiệp vì hoà bình của nhân loại. Trích dẫn Nghị quyết của UNESCO về lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện khát vọng của cả dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa cũng như thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Tổng Giám đốc UNESCO đương nhiệm nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra nước Việt Nam trong thời kỳ đầu độc lập mà ảnh hưởng của Người còn vượt ra xa khỏi biên giới đất nước. Trong suốt cuộc đời, Người đã duy trì mối quan hệ rất chặt chẽ, kết nối với nhiều nền văn hóa khắp nơi trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa giáo dục, văn hóa, những giá trị nền tảng của UNESCO, trở thành trọng tâm trong cuộc đời cũng như sự nghiệp chính trị của mình.

Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tầm nhìn sâu rộng và đúng đắn về văn hóa, giáo dục, bình đẳng giới…, bà cho rằng những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh chắc chắn đã được đóng góp vào một Việt Nam hiện đại hiện nay, rất coi trọng văn hóa, giáo dục trong những chính sách phát triển của mình, những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên được thế giới công nhận…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo