xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập

PHAN ANH; Ảnh: HOÀNG TRIỀU

(NLĐO) - Gần nửa thế kỷ qua, báo Công nhân giải phóng – Báo Người Lao Động đã không ngừng phát triển, từ xuất bản mỗi tuần 1 kỳ vào năm 1975, tới năm 2006 và đến nay đã trở thành nhật báo; nhanh chóng tiếp cận xu thế số hóa báo chí, phát triển mạnh mẽ thành cơ quan báo chí - truyền thông đa phương tiện chuyên nghiệp, hiện đại như ngày nay.

Sáng 28-7, Báo Người Lao Động đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 47 năm Ngày thành lập (28.7.1975 - 28.7.2022); trao giải Cuộc thi viết "Từ trong ký ức" lần thứ 2 và phát động cuộc thi "Người thầy kính yêu".

Báo Người Lao Động vui mừng đón tiếp nhiều đại biểu đến dự

Đến dự lễ kỷ niệm có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 1.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (phải) chúc mừng Báo Người Lao Động 47 năm thành lập

Về phía lãnh đạo TP HCM, đến dự có ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố; bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Thành ủy viên, Phó Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy thành phố; ông Lâm Đình Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố; ông Nguyễn Tấn Phong, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố; ông Phạm Minh Tâm, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng thành phố; ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 2.

Nhiều đại biểu đến tham dự lễ kỷ niệm và chúc mừng Báo Người Lao Động 47 năm thành lập

Về phía đơn vị đồng hành, có ông Trần Công Kha, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital; ông Vũ Quang Lãm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK); ông Trần Kim Chung, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CT Group.

Các đơn vị đồng hành còn có ông Vũ Hồng Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CT Group; ông Lê Văn Tân, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Charm Group; bà Võ Thị Tuyết Nga, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank); ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Saigontourist Group); ông Cao Minh Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh.

Ngoài ra còn có bà Dương Thị Hằng, đại diện Tập đoàn Vingroup; ông Vũ Hồng Quang, đại diện Công ty CP VCCorp; thượng tá Võ Anh Linh, phụ trách Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng; bà Trần Thị Kim Anh, đại diện Tập đoàn KN; bà Đỗ Thị Thùy Vân – Đại diện Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit); ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập ví Momo.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 3.

Cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Người Lao Động tham dự lễ kỷ niệm 47 năm thành lập

Về phía Báo Người Lao Động có TS - nhà báo Tô Đình Tuân, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động; nhà báo Bùi Thanh Liêm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động; nhà báo Dương Quang, Đảng ủy viên, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động và đông đảo cán bộ, công nhân viên Báo Người Lao Động.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 4.

Tại lễ kỷ niệm, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM tặng hoa chúc mừng 47 năm thành lập Báo Người Lao Động.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 5.

Hội Nhà báo TP HCM tặng hoa chúc mừng 47 năm thành lập Báo Người Lao Động.

Chặng đường 47 năm với nhiều mốc son

Để có được những thành quả ngày hôm nay, suốt 47 năm, tập thể Báo Người Lao Động đã có một hành trình nỗ lực không mệt mỏi. Và những năm qua là thời điểm rất đặc biệt, khi tờ báo vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa cùng cả nước chống đại dịch.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, TS – nhà báo Tô Đình Tuân, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đã điểm lại chặng đường hình thành và phát triển với nhiều mốc son của Báo Người Lao Động trong suốt chặng đường 47 năm qua.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết năm nay tròn 47 tuổi, song nếu tính đủ thì tuổi đời của Báo Người Lao Động, tiền thân là Báo Công nhân giải phóng, dài hơn thế.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 6.

TS - nhà báo Tô Đình Tuân, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động điểm lại chặng đường hình thành và phát triển với nhiều mốc son của Báo Người Lao Động trong suốt chặng đường 47 năm qua.

Trong những ngày mưa bom bão đạn chiến tranh chống Mỹ cứu nước, lực lượng công nhân - lao động Sài Gòn đã sớm được trang bị vũ khí trên mặt trận tư tưởng. Đó là Báo Công nhân giải phóng, ra đời vào năm 1965 theo chỉ đạo của Đặc Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, trở thành tiếng nói của Liên hiệp Công đoàn giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Phải ngưng xuất bản vào năm 1967 do thành viên chủ lực trong Ban Biên tập là ông Đinh Khắc Cần (tức Hai Cần) bị địch bắt, 8 năm sau, vào ngày 28-7-1975, Báo Công nhân giải phóng được tái lập, chính thức trở lại với bạn đọc trong vai trò mới, vị thế mới. Đĩnh đạc, mạnh mẽ và giàu bản sắc, Công nhân giải phóng đã trở thành một tờ báo quan trọng của TP HCM trong suốt 15 năm.

Đến ngày 28-7-1990, Công nhân giải phóng được đổi tên thành Người Lao Động, xuất bản 1 kỳ/tuần, mỗi số 8 trang.

Cột mốc năm 1990 là bước ngoặt lớn ghi dấu sự chuyển mình về nhiều mặt của Báo Người Lao Động. Đầu tiên là dời trụ sở từ 44 Đồng Khởi (quận 1) về 123-127 Võ Văn Tần (quận 3). Chấm dứt bao cấp, bắt đầu tự chủ tài chính, bước chân vào "thị trường báo chí".

Lượng phát hành và số kỳ báo cũng tăng mạnh mẽ. Từ cuối năm 1990 tới tháng 3-1996, báo xuất bản 2 kỳ/tuần. Từ ngày 1-4-1996 tăng lên 4 kỳ, đến ngày 2-5-2001 tăng lên 5 kỳ. Tăng lên 6 kỳ/tuần kể từ ngày 5-4-2002 và đến ngày 1-7-2006 thì chính thức thành nhật báo, đủ 7 kỳ 1 tuần.

Trong thời gian đó, Báo Người Lao Động đa dạng hóa ấn phẩm báo chí bằng cách ra mắt Người Lao Động cuối tuần từ tháng 4-2001, đến tháng 7-2005 đổi thành Người Lao Động chủ nhật; thường xuyên ấn hành phụ trương Tin nhanh World Cup, Tin nhanh Euro và giai phẩm Xuân… được công chúng đón nhận.

Đáng chú ý, Người Lao Động là một trong những tờ báo đi đầu ở TP HCM về cách mạng số hóa. Từ rất sớm, ngày 27-7-2001, website Người lao Động Online đã trình làng, làm nền tảng cho báo điện tử Người Lao Động phát triển mạnh mẽ hiện nay. Cùng với đó là tuần san Thế giới @ (về tin học, điện tử, viễn thông), một thời được độc giả háo hức chờ mua.

Đau đáu và kiên định mục tiêu kép

TS - nhà báo Tô Đình Tuân khẳng định ban lãnh đạo báo qua các thời kỳ đều đau đáu và kiên định mục tiêu kép: vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị của một tờ báo lớn; vừa phát triển Người Lao Động thành tờ báo mạnh để đứng vững trên thị trường, từ đó tạo ra nguồn thu bảo đảm đời sống khấm khá cho đội ngũ để toàn thể cán bộ - phóng viên - nhân viên yên tâm làm việc, cống hiến.

Từ năm 2020 đến năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều trở ngại và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng tập thể Báo Người Lao Động không chùn bước, thậm chí đẩy mạnh hơn nữa khí thế tiến công để giữ vững vị thế, đồng thời tạo sức bật mới.

Với phương châm vì cộng đồng, tháng 4-2020, báo tổ chức 3 máy ATM tặng gạo và thực phẩm miễn phí cho người dân gặp khó khăn do dịch, gồm 2 ATM ở TP HCM và 1 ATM ở Hà Nội. Chương trình nhận được sự đồng hành của rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm; gây tiếng vang lớn, tạo ấn tượng đẹp trong lòng công chúng về thương hiệu Báo Người Lao Động.

Tháng 10-2020, miền Trung bị thiên tai nặng nề, Báo Người Lao Động mở cuộc vận động "Trái tim miền Trung", quyên góp được số tiền hơn 3,7 tỉ đồng, hỗ trợ kịp thời đồng báo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng.

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 7.

Nguyên lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo TP HCM, doanh nghiệp đến chia vui, chúc mừng Báo Người Lao Động 47 năm thành lập

Song song đó, báo còn quyên góp một lượng lớn trang thiết bị, dụng cụ chống dịch và tiền mặt gửi ra hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam bị Covid-19 nặng.

Vào tháng 5, tháng 6 năm 2021, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ở TP HCM và các tỉnh lân cận, báo Người Lao Động liên tiếp phát động các chương trình vì cộng đồng có quy mô lớn, như: Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch, Tổ quốc cần - cả nước chung tay.

Chương trình Tổ quốc cần - cả nước chung tay nhận được số tiền đồng hành và vật phẩm y tế trị giá 1,3 tỉ đồng; chương trình Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch nhận được số hàng hóa, thực phẩm, nhu yếu phẩm từ nhiều nguồn ủng hộ với giá trị ước tính hơn 5 tỉ đồng.

Đáng chú ý là chương trình "Tình thương cho em", huy động được gần 2,2 tỉ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 440 em học sinh là con của công nhân - lao động chẳng may qua đời vì Covid-19, ở TP HCM và nhiều tỉnh thành khác.

"Đưa trường học đến thí sinh" là cầu nối hiệu quả giữa nhà trường và hàng chục triệu học sinh cả nước, năm 2022 này chương trình bước sang tuổi 21.

Một chương trình xã hội nữa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên người dân tộc thiểu số - học sinh nghèo. Báo Người Lao Động chính thức tiếp nhận từ đầu năm 2021, do nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chuyển giao.

Trong thời gian qua, Báo Người Lao Động đã phối hợp cùng Ủy ban MTTQ TP HCM, Ban Liên lạc Học sinh miền Nam trung ương, Báo Công an nhân dân tổ chức trao và phối hợp trao cho 1.065 học sinh tại nhiều tỉnh thành với số tiền hơn 2,1 tỷ đồng, đồng thời trao tặng 200 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vùng sâu, vượt khó; tặng hàng trăm suất quà các gia đình chính sách, bà con nghèo ở TP HCM và nhiều địa phương trong cả nước.

Cùng với việc tổ chức thành công Giải Mai Vàng thường niên dành cho văn nghệ sĩ, chúng tôi tiếp tục triển khai "Mai Vàng nhân ái" chăm lo cho các văn - nghệ sĩ cả nước có nhiều cống hiến, hiện gặp khó khăn, bệnh tật.

Từ năm 2020 đến nay, chương trình đã chi gần 1,5 tỉ đồng trao hỗ trợ cho 555 trường hợp, trong đó có gần 300 nghệ sĩ và hàng trăm nhân viên hậu đài, sinh viên ngành sân khấu gặp khó khăn vì dịch Covid-19 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" với cột mốc ấn tượng

Nhắc đến một chương trình rất đặc biệt của Báo Người Lao Động, TS - nhà báo Tô Đình Tuân phấn khởi cho biết cột mốc ấn tượng nhất phải kể đến con số 1.084.220 lá cờ Tổ quốc - đã vượt kế hoạch "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" vào ngày 1-7-2022.

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên của các cấp lãnh đạo, nguyên lãnh đạo; sự phối hợp hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, các lực lượng vũ trang và sự đồng hành của nhiều tập thể, cá nhân, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" giai đoạn 1 đã thành công trên phạm vi toàn quốc.

Chương trình đã tặng cờ Tổ quốc, túi thuốc y tế, dụng cụ sơ cấp cứu cho ngư dân bám biển. Chương trình này đã đoạt Giải A Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 và Giải Nhất Giải Báo chí TP HCM lần thứ 38 năm 2020 và nhiều bằng khen của trung ương và các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Báo Người Lao Động với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vingroup, Bamboo Capital Group… đã triển khai Chương trình "Cờ Tổ quốc biên cương" và "Đường cờ Tổ quốc" trong năm 2021 và 2022.

"Dù đã vượt mốc, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" vẫn tiếp tục được triển khai, cùng với đó là cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" và cuộc thi ảnh "Thiêng liêng cờ Tổ quốc" do chúng tôi phát động thường niên, liên tục nhiều năm qua" -Tổng Biên tập Báo Người Lao Động thông tin.

Tiếp tục nỗ lực hơn nữa để tiến nhanh, tiến mạnh và tiến chắc về phía trước

Tổng biên tập Báo Người Lao Động cũng nhấn mạnh song song với sản xuất nội dung, báo quan tâm nhiều hơn cho việc tương tác với bạn đọc, bạn viết nhằm đa dạng hóa sản phẩm truyền thông, kéo bạn đọc gần hơn nữa với tờ báo và mời bạn đọc cùng làm báo với Người Lao Động.

Ba năm gần đây, Báo Người Lao Động tổ chức rất nhiều cuộc thi viết, thi ảnh, thi dự đoán thể thao cho bạn đọc, như: Lắng nghe người dân hiến kế (3 lần), Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm (3 lần), Thiêng liêng cờ Tổ quốc (2 lần), Từ trong ký ức (2 lần), Người Thầy thuốc trong tôi (1 lần), Lòng tốt quanh ta (vừa phát động), Bên nhau ngày Tết và hôm nay sẽ phát động cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu".

Báo Người Lao Động long trọng kỷ niệm 47 năm thành lập - Ảnh 8.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường chính Chính phủ Trương Hòa Bình và Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân tặng quà tri ân các đơn vị đồng hành

Tính đến nay, ngoài trụ sở làm việc tại TP HCM, Báo Người Lao Động có 4 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Cần Thơ, 2 Văn phòng liên lạc tại Biên Hòa (Đồng Nai) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Bên cạnh những chương trình vì cộng đồng mới được tổ chức thành công đã kể trên, Báo Người Lao Động vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin - tuyên truyền vừa bảo đảm chất lượng nội dung báo in, báo điện tử, đầu tư phát triển các kênh mạng xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số bằng những hành động cụ thể, quyết liệt; đồng thời liên tục cải tiến báo nhằm phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn.

Báo in tập trung khai thác chiều sâu vấn đề, thiên về phân tích và bình luận, đưa ra luận điểm - góc nhìn mới, khác biệt.

Báo điện tử tập trung đổi mới công nghệ, tiện ích bên cạnh duy trì, phát huy các thế mạnh theo 5 tiêu chí: Nhanh - Hay - Chính xác - Trách nhiệm - Nhân văn mà Ban Biên tập đã xác lập và theo đuổi gần 4 năm qua. Đó cũng là nền tảng để chuẩn bị cho đề án thí điểm thu phí nội dung.

"Tất cả những gì tập thể chúng tôi nỗ lực thực hiện đều nhằm mục tiêu phát triển ngày càng xa hơn, lên tầm cao hơn của thương hiệu Báo Người Lao Động. Sự cố gắng ấy đã đem lại hoa thơm trái ngọt, đó là rất nhiều giải thưởng báo chí quốc gia và báo chí TP HCM, báo chí các bộ - ban - ngành - địa phương trong mấy năm gần đây. Và trên tất cả, đó chính là sự tin yêu ngày càng lớn hơn của bạn đọc dành cho Báo Người Lao Động" - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động vui mừng chia sẻ.

Kết thúc bài phát biểu nhìn lại chặng đường 47 năm với nhiều thách thức lẫn tự hào, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của các bộ - ban - ngành - hội Trung ương cùng các địa phương, đặc biệt là Thành ủy TP HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ TP HCM; cảm ơn sự đồng hành của rất nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, đơn vị. Một lần nữa tri ân quý độc giả đã gắn bó với Báo Người Lao Động trên hành trình 47 năm qua.

"Con đường đi tới còn rất dài và nhiều thách thức. Tập thể Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để tiến nhanh, tiến mạnh và tiến chắc về phía trước" - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động nhấn mạnh.

Tri ân các đơn vị đồng hành

Trong những năm qua, Báo cũng đã nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của nhiều doanh nghiệp, đơn vị. Nhân dịp kỷ niệm 47 năm thành lập, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đã tặng quà lưu niệm của Báo Người Lao Động đến các nhà đồng hành và lời cảm ơn chân thành nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo