xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

50 năm Hiệp định Paris: Chưa bao giờ tôi vui như khi rời Việt Nam năm ấy

Dương Ngọc

(NLĐO) - Cựu chiến binh Hải quân Mỹ John Perano chia sẻ điều đã tạo nên bước ngoặt từ một người cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam tới một người ủng hộ đất nước này bền bỉ suốt mấy chục năm

Cựu chiến binh Hải quân Mỹ John Terzano là người đã hai lần chiến đấu ở Việt Nam, người sau này cùng với John Kerry và Bobby Muller là thành viên tích cực của tổ chức "Cựu binh Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam" (Vietnam Veterans agains the War (VVAW), đồng sáng lập tổ chức "Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam" (VVA - năm 1978) và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF - năm 1982).

50 năm Hiệp định Paris: Chưa bao giờ tôi vui như khi rời Việt Nam năm ấy - Ảnh 1.

Cựu chiến binh Hải quân Mỹ John Terzano. Ảnh: Dương Trần

Có mặt tại Hà Nội dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris được ký kết, ông John Terzano kể 1 tháng trước khi hiệp định Paris được ký kết, ông rời Việt Nam trên một tàu khu trục của hải quân Mỹ. "Lúc ấy, tôi nghĩ rằng đó sẽ là lần cuối cùng tôi đến Việt Nam. Chưa bao giờ tôi cảm thấy hạnh phúc như vậy khi rời khỏi một địa điểm nào đấy. Những ký ức của tôi về hai lần đến Việt Nam vào năm 1971 và 1972 chẳng có gì là hay ho vui thú cả. Như các bạn biết đấy, những ký ức về chiến tranh không bao giờ là hay ho vui thú cả" - ông chia sẻ.

Nhưng điều ông không biết vào thời điểm đó là ông sẽ còn quay lại Việt Nam rất nhiều lần trong những năm tháng tiếp theo. Giống như hai chuyến thăm Việt Nam đầu tiên, mỗi lần thăm Việt Nam tiếp theo đều tạo nên sự đổi thay trong ông nhưng không bao giờ mạnh mẽ như lần đầu tiên ông quay trở lại Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

50 năm Hiệp định Paris: Chưa bao giờ tôi vui như khi rời Việt Nam năm ấy - Ảnh 2.

Những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay rời Việt Nam ngày 29-3-1973. Ảnh tư liệu theo AP

Hồi tưởng về chuyến đi đặc biệt này, John Terzano bày tỏ cảm ơn nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: "Ông không chỉ là người đã phê duyệt để cho đoàn cựu binh Mỹ trở lại thăm Việt Nam, đồng thời cũng đã có sự hỗ trợ hướng dẫn và ủng hộ trong những năm tháng sau đó và giúp cho chúng ta có thể thành lập những tổ chức như VVAW, VVA, VVAF... cũng như dỡ bỏ những rào cản đối với việc hòa giải".

Ông John Terzano rất may mắn là một thành viên của đoàn cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh vào năm 1981.

Lúc đó, ông đang cùng người bạn thân thiết là Bobby Muller làm việc ở TP Washington DC để cố gắng có những hoạt động đòi hỏi chính phủ Mỹ phải có sự hỗ trợ đối với đối với các bạn đồng ngũ trước đây, đặc biệt là hỗ trợ đối với những người đã bị phơi nhiễm chất độc da cam. Các cựu chiến binh Mỹ cũng mong muốn hợp tác với người dân Việt Nam, giúp đỡ người dân Việt Nam.

"Khi chúng tôi quay trở lại tìm hiểu, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam cần trở thành một phòng thí nghiệm sống về những tác động đối với nạn nhân da cam. Ở thời điểm đó chưa có mối quan hệ gì giữa hai quốc gia. Mặc dù hiệp định hòa bình đã được ký kết 9 năm trước đó nhưng Mỹ vẫn tiến hành cuộc chiến chống Việt Nam dưới hình thức cấm vận về kinh tế"- ông kể.

50 năm Hiệp định Paris: Chưa bao giờ tôi vui như khi rời Việt Nam năm ấy - Ảnh 3.

Ông John Terzano cùng các đại biểu quốc tế và Việt Nam viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp tới Việt Nam tháng 1-2023 tham gia các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ảnh: Trần Dương

Năm 1981, đoàn cựu binh Mỹ đầu tiên quay trở lại Việt Nam đã tới Hà Nội khoảng một tuần trước lễ Giáng sinh. Vào thời điểm đó, Hà Nội đang kỷ niệm lần thứ 9 cuộc ném bom năm 1972. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã ném nhiều bom vào Hà Nội vào khu vực lân cận hơn cả số lượng bom nước Đức đã ném vào nước Anh trong thế chiến thứ hai. Vào thời điểm ấy, đó là một chiến dịch ném bom lớn nhất mà nhân loại từng chứng kiến.

"Một ngày chúng tôi đã có dịp tản bộ quanh Hà Nội. Trong khi chúng tôi đi dạo, một người dân Việt Nam hỏi chúng tôi có phải cựu chiến binh Mỹ không và chúng tôi trả lời "đúng", và họ đã vui vẻ nói: "Chào mừng các ông đến Việt Nam".

Một hành động rất tử tế, tốt bụng và tình bạn như thế đã làm cho chúng tôi rất xúc động. Làm sao họ có thể chào đón các cựu binh Mỹ như vậy sau khi đã có bao nhiêu chết chóc, tàn phá xảy ra như thế?

Chúng tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh này không thể làm gì tổn hại đến trái tim và khối óc Việt Nam. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam vẫn tiếp tục tiến lên với năng lực lớn nhất trong khả năng của họ. Chính những trái tim và tâm hồn Mỹ vẫn còn bị giam giữ, còn bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh.

Và chúng tôi nhận ra rằng mặc dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm cho các bạn đồng ngũ cựu binh, nhưng chúng tôi cũng cần phải bắt đầu tiến trình hòa giải với Việt Nam. Chúng tôi cổ súy cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Việc này không nhận được sự ủng hộ tại Mỹ trong suốt những năm 80 và đầu những năm 90 nhưng chúng tôi vẫn kiên trì cùng rất nhiều người khác để thực hiện. Đó là điều chắc chắn phải làm dù không được nhiều người cổ súy"- người cựu binh Mỹ khẳng định.

Ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và năm sau đó hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

"22 năm sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, Việt Nam và Mỹ mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc vẫn còn tiếp tục trong cuộc đời của bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Đó là lý do vì sao khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, chúng tôi đã bắt đầu hỗ trợ cho một trung tâm phục hồi chức năng ở Hà Nội hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng của chiến tranh, những người bị mìn, vật liệu nổ, và bây giờ chúng tôi vẫn tiếp tục công việc đó với sự bảo trợ của một tổ chức phi chính phủ" - cựu chiến binh Hải quân Mỹ John Terzano khẳng định.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký chính thức. Trong đó, thời hạn chấm dứt chiến sự và rút quân: 60 ngày

Ngày 28-1-1-1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.

Ngày 29-3-1973, những người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Paris. Đã có 554 tù binh Mỹ được trao trả, 5.075 tù binh Việt Nam được trao trả.

9a2a9914-c85a-4693-97b5-d20f30982219

Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Bài học Việt Nam

Ngày 12-5-1975, Henry Kissinger có gửi sắc thư số 3473 tới Tổng thống Mỹ về bài học Việt Nam, trong đó ông có nói rằng cuộc chiến này có tác động rất rộng rãi nhưng cuối cùng không có một bài học toàn diện nào cả.

Điểm đáng chú ý là trong sắc thư đó, ông Henry Kissinger có nhấn mạnh đừng quên rằng khi chính quyền Mỹ quyết định tham gia cuộc chiến tranh này, họ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi không chỉ của nhân dân mà của cả giới chính trị và báo chí Mỹ - những người sau này đã quay sang phản đối cuộc chiến.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Mỹ có 543.000 quân ta có 86.000 quân, nhưng chúng ta chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo