xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự hào đảo Trí Nguyên

Bài và ảnh: Lê Đức Bảo (giáo viên Trường THCS Bùi Thị Xuân, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang)

Với chúng tôi, đảo Trí Nguyên là quê hương, là máu thịt, tình yêu to lớn không thể nào thay thế!

Nằm tách biệt giữa nhịp sống sôi động, náo nhiệt của thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đảo Trí Nguyên (hay còn gọi là Hòn Miễu) mang trong mình nét thanh bình, phong cảnh hữu tình, thân thuộc. Tôi yêu hòn đảo này như một phần máu thịt trong cơ thể.

Đảo Trí Nguyên nằm trong vịnh Nha Trang, cách đất liền khoảng 1 km. Nhìn từ trên cao, đảo mang dáng hình của một con rùa đang tiến ra biển Đông, tựa như khí thế của những ngư dân rắn rỏi lái thuyền vươn ra biển lớn. Để ra đảo, chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi bằng đường thủy, từ cảng Phú Quý đến nơi khoảng 15-20 phút. Vừa đặt chân lên đảo, khách phương xa sẽ ngỡ ngàng trước bức tranh làng chài vô cùng bình yên với cảnh mua bán hải sản trên bến dưới thuyền.

Với những lợi thế riêng, đảo Trí Nguyên không chỉ có nghề làm biển truyền thống mà còn chú trọng phát triển du lịch biển đảo. Trong khoảng thời gian trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày đảo đón hàng ngàn lượt du khách. Cơ sở vật chất trên đảo đang dần hoàn thiện, với khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng khang trang và hiện đại. Những lồng bè nuôi hải sản chủ yếu là tôm hùm xanh, tôm hùm bông, cá mú, cá bớp... được nhiều người dân đầu tư để phát triển kinh tế.

Có một điều mà tôi hay bất kỳ cư dân nào trên đảo cũng được chỉ dạy thật cặn kẽ ngay từ thuở nhỏ, đó là phải có ý thức bảo vệ môi trường biển, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của dân tộc. Một bài học mà ông truyền cho cha, cha truyền cho con và con truyền cho cháu. Cứ thế, truyền thống và tinh thần ấy cứ tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành mạch nguồn lưu giữ hồn cốt và bản sắc của người dân trên đảo.

Gắn với cái tên Hòn Miễu, đảo Trí Nguyên là nơi che chở cho ngư dân can trường bám biển, để mỗi chuyến ra khơi, cờ Tổ quốc luôn tung bay trên nóc tàu, thuyền. Để khi thấy mỗi con thuyền mang trên mình lá cờ đỏ sao vàng vươn khơi xa đến đâu trên vùng biển nước ta là lại thấy dấu ấn chủ quyền được thể hiện một cách thật mạnh mẽ.

Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 1.

Một góc đảo Trí Nguyên

Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 2.

Con đường dẫn vào đảo với những vỉ phơi hải sản được xếp hình xinh xắn

Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 3.

Đoàn viên thanh niên và học sinh trên đảo Trí Nguyên dọn rác, làm sạch môi trường

Song song với đó, cùng với sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương, Đoàn phường Vĩnh Nguyên phối hợp với Thành Đoàn Nha Trang thường xuyên tổ chức những đợt trao tặng quà, dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển cho học sinh trên đảo; trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân; ra quân thu dọn rác thải dọc bờ biển để tạo cảnh quan sạch đẹp cho đảo...

Trong vài năm tới, hơn 1.000 hộ dân với gần 3.800 nhân khẩu trên đảo sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu dân cư đảo Trí Nguyên. Mục đích nhằm xây dựng đảo trở thành khu đô thị du lịch sầm uất, gắn với các dịch vụ du lịch cộng đồng. Việc khai thác phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo các giá trị vốn có và đặc trưng về tự nhiên và văn hóa lịch sử để Trí Nguyên trở thành đô thị du lịch có bản sắc, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Người dân kỳ vọng đảo Trí Nguyên trở thành biểu tượng mới của TP Nha Trang - nơi được chọn là đô thị hạt nhân khi Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, được xác định trong Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28-1-2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tôi tin chắc rằng, trong tương lai gần, đảo Trí Nguyên sẽ khoác lên mình một "tấm áo mới", tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đảo. Rồi mai này, những đứa trẻ trên đảo như tôi trưởng thành, sẽ rất đỗi tự hào và chủ động trang bị thêm cho mình kiến thức và bản lĩnh vững vàng để quay về xây dựng và phát triển thêm cho đảo.

Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ hết sức thiêng liêng. Với chúng tôi, đảo Trí Nguyên là quê hương, là máu thịt, tình yêu to lớn không thể nào thay thế! 

Mời tham gia cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"

Từ thành công của cuộc thi viết "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" lần 1 năm 2020-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết lần 2 năm 2021-2022 với chủ đề "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm".

Nội dung, phạm vi đề tài:

- Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

- Thông tin khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

- Biểu dương tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới...

Thể lệ, yêu cầu:

- Là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh...

- Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

- Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử..., tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo. Ảnh gửi kèm theo bài, không dán ảnh vào bản thảo.

- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Đối tượng tham gia:

Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được tham gia.

Thời gian:

- Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Lễ trao giải dự kiến trong tháng 6-2022.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email: chuquyenbiendao@nld.com.vn. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

Cơ cấu giải thưởng:

- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 5.
Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 6.
Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 7.
Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 8.
Tự hào đảo Trí Nguyên - Ảnh 9.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo