xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Định vị hướng đi cho ngư dân

Bài và ảnh: PHẠM THỊ LỆ XUÂN (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2)

Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho ngư dân là rất quan trọng để chúng ta phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước trong tình hình mới

Khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, hải đảo. Sự hiện diện của ngư dân Việt Nam trên các vùng biển đã giải quyết sinh kế cho hàng triệu người lao động trực tiếp trên biển và lao động gián tiếp ở các vùng ven biển, hải đảo; đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác thủy sản vẫn còn xảy ra tình trạng một số tàu cá Việt Nam có hành vi đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (khai thác IUU). Do đó, ngày 23-10-2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam. EC đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng.

Việc bị EC áp thẻ vàng đã gây thiệt hại lớn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU), kéo theo tác động dây chuyền đến hoạt động khai thác, đánh bắt của ngư dân trên biển và dịch vụ nghề cá, chế biến. Vì vậy, việc nghiên cứu "Giải pháp tăng cường công tác phòng chống khai thác IUU, tiến tới gỡ bỏ thẻ vàng EC" là cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

Xuất phát từ tình hình đó, trên tinh thần quyết tâm thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để góp phần gỡ bỏ thẻ vàng EC, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo lực lượng chức năng thuộc quyền hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm thực thi hiệu quả quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tăng cường hợp tác quốc tế trong chống khai thác IUU.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Định vị hướng đi cho ngư dân - Ảnh 1.

Cán bộ Vùng Cảnh sát biển 2 thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho ngư dân

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, việc chống khai thác IUU đã đạt được kết quả khả quan, đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phòng chống khai thác IUU mà Việt Nam cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa.

Một số điểm hạn chế nổi bật trong công tác phòng chống khai thác IUU ở Việt Nam hiện nay là việc phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, thống nhất, đặc biệt là kiểm soát tàu cá. Một số nơi còn xảy ra nhiều trường hợp tàu cá xuất bến chưa bảo đảm các điều kiện thủ tục giấy tờ (giấy phép khai thác thủy sản không có hoặc có nhưng hết hạn), trang thiết bị (không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định…). Bên cạnh đó, một số tàu cá thường xuyên sang vùng biển nước ngoài khai thác, bị lực lượng chức năng của họ bắt giữ. Đây là những hành vi vi phạm khai thác IUU, nếu không ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo thẻ vàng EC của Việt Nam.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, bảo đảm mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng EC trong năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng liên quan tại 28 tỉnh, thành ven biển phải triển khai đồng bộ, thống nhất những quy định về chống khai thác IUU tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất - nhập bến; bảo đảm tất cả tàu cá khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản phải đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Hai là, tiếp tục tăng cường và duy trì thường xuyên hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của các lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư… để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi khai thác IUU; bố trí đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng để phối hợp với cơ quan quản lý thủy sản địa phương (ban quản lý cảng cá, chi cục thủy sản…) kiểm soát hoạt động tàu cá tại cảng.

Ba là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan việc chống khai thác IUU. Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, lồng ghép trong phạm vi hoạt động của các chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" và công tác dân vận "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo", "Em yêu biển đảo quê hương", "Vì chủ quyền an ninh biển đảo"’…

Bốn là, xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ; đặc biệt là tập trung điều tra, xử lý, ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Song song đó, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm đối với hành vi câu kết, móc nối giữa ngư dân với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đưa tàu cá Việt Nam sang vùng biển nước ngoài đánh bắt thủy sản trái phép.

Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, định vị hướng đi cho ngư dân là rất quan trọng. Để từ đó, chúng ta phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước trong tình hình mới. 

Mời tham gia cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo nói riêng và lãnh thổ quốc gia Việt Nam nói chung; đồng thời tiếp nối thành công của chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 3 năm 2022-2023.

NỘI DUNG, PHẠM VI ĐỀ TÀI

- Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

- Phản ánh khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

- Tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng... đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

- Đóng góp của người dân, ngư dân, các phong trào "Ngày biên phòng toàn dân", "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; các mô hình "Kết nghĩa bản - bản", "Xuân biên cương"... cùng các chương trình vận động, tuyên truyền tình đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền cho nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.

- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới...

THỂ LỆ, YÊU CẦU

- Là bài viết dưới dạng bình luận, bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, bài cảm xúc...

- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài viết.

- Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 3 năm 2022-2023 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

- Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của Báo Người Lao Động không được tham gia.

THỜI GIAN:

- Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động 23-6-2022 đến 15-5-2023.

- Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 028.3930 5376 - 0903343439. Email: chuquyenbiendao@nld.com.vn.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG DỰ KIẾN

- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo