xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Tấm lòng cựu binh Gạc Ma

PHAN NGỌC QUANG

(NLĐO) - Tình yêu biển đảo và ý thức bảo vệ chủ quyền luôn nằm giữa trái tim dân Việt. Là người con miền núi Hà Tĩnh nhưng cả cuộc đời, tình cảm thiêng liêng đó vẫn dạt dào trong lòng người cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo.

Chưa vơi niềm thương nhớ đồng đội

Tôi còn nhớ vào năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma 1988, Trường THPT Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức chuyên đề ngoại khóa "Tình yêu biển đảo và biên cương Tổ quốc". Trong buổi sinh hoạt ngoại khóa, các em học sinh được gặp gỡ nhân chứng sống từng tham gia chiến đấu và bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Đó là cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh Gạc Ma - tàu HQ 604, cựu học sinh của trường.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Tấm lòng cựu binh Gạc Ma - Ảnh 1.

Các cựu chiến binh trong một lễ tưởng nhớ đồng đội hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988

Thiêng liêng và xúc động hơn, trong dịp này, anh Thảo còn đứng ra tổ chức một buổi lễ tưởng niệm và tri ân đồng đội đã hy sinh bằng hình thức thả vòng hoa tưởng niệm trên bãi biển Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Hàng trăm chiếc đèn hoa đăng được thắp lên sáng rực một góc biển. Ngắm nhìn đèn hoa đăng trôi dần ra xa, vị cựu chiến binh không cầm được nước mắt vì tưởng nhớ tới từng khuôn mặt của đồng đội mình đã xả thân để giành lấy từng tấc biển.

Ánh sáng mỗi ngọn đèn đều lấp lánh đạo lý "đền ơn đáp nghĩa" với người đã khuất. Cầm chiếc đèn hoa đăng chấp chới ảnh lửa trên đôi tay run run, anh Thảo nghẹn ngào:  "Thương nhớ đồng đội vô cùng anh ạ. Là người trong cuộc chứng kiến tất cả trận chiến Gạc Ma, tôi luôn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, đôi khi khó nói thành lời".

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Tấm lòng cựu binh Gạc Ma - Ảnh 2.

Đèn hoa đăng được thắp sáng để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh

Mỗi khi thả một chiếc đèn xuống ngọn sóng, anh thấy lòng nhẹ nhàng hơn. Anh bảo: "Thương nhớ bạn bè ngã xuống nhưng may mắn gần đây đã gặp lại được nhiều người lâu ngày đứt liên lạc và nhất là những người thân như cha mẹ, vợ con, anh em của họ. Niềm vui này cũng phần nào an ủi được linh hồn những người đã khuất".

Đó cũng là tâm trạng của ông Đào Công Cán, anh trai liệt sĩ Đào Kim Cương, khi thắp sáng những ngọn đèn hoa đăng để thả xuống dòng nước đại dương. "30 năm qua, niềm nhớ thương em trai không bao giờ vơi cạn. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm trận chiến Gạc Ma, tôi càng nhớ hơn  người em thân thiết đã nằm lại biển khơi khi tuổi đời còn rất trẻ" – ông Cán trải lòng.

Trách nhiệm với người ngã xuống

Lớn lên trên vùng quê nghèo khó xã Hương Thủy, huyện miền núi Hương Khê, năm 1986, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Lê Hữu Thảo lên đường nhập ngũ. Anh được biên chế vào Lữ Đoàn đánh bộ 147 thuộc Quân chủng Hải quân đóng quân tại Quảng Ninh.  

Đã hơn 30 năm trôi qua, anh Thảo vẫn nhớ từng sự kiện về trận hải chiến Gạc Ma, nơi 64 chiến sĩ tài HQ 604 đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma. "Sau khi tàu HQ604 bị quân Trung Quốc bắn chìm, tôi cố gắng tìm vớt thi thể đồng đội và đem những người bị thương lên đảo khác" - anh Thảo xúc động.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Tấm lòng cựu binh Gạc Ma - Ảnh 3.

Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (hàng ngồi bìa phải) cùng đồng đội trong trận hải chiến Gạc Ma

Sau trận Gạc Ma, anh Thảo xuất ngũ đi hợp tác lao động ở Đức, vài năm sau trở về Hương Khê sinh sống. Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 25 năm trận đánh Gạc Ma tổ chức tại Đà Nẵng, nhiều người mới biết đến nhân chứng sống trận Gạc Ma Lê Hữu Thảo. 

Cũng từ mốc lịch sử này, niềm thương nhớ đồng đội càng nặng trĩu trong anh. Anh bộc bạch: "Nỗi nhớ đồng đội không thể lấy gì lấp đầy được, nhất là khi ngoài khơi xa nhiều người vẫn nằm lại giữa lòng biển lạnh; cha mẹ, anh em, vợ con những người lính vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống dù được chính quyền quan tâm".  

Từ nhiều năm nay, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo  Lê vẫn tìm cách kết nối với đồng đội cũ. Anh gọi điện đến từng nhà thăm hỏi thân nhân liệt sĩ; kêu gọi các tổ chức xã hội chung tay giúp đỡ từng gia đình chiến sĩ đã hy sinh. Tận đáy lòng anh vẫn nhận thâý mình phải làm gì đó để động viên an ủi những người đang sống mong góp một phần trách nhiệm với các đồng đội đã ngã xuống.

 Mỗi lần gặp anh, mẹ của các liệt sĩ Hải, liệt sĩ Cương, anh trai liệt sĩ Bảy… đều khóc rất nhiều. Họ đã cống hiến những đứa con yêu của mình cho độc lập, tự do trường tồn.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Tấm lòng cựu binh Gạc Ma - Ảnh 4.

Cựu binh Lê Hữu Thảo (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) thường xuyên liên lạc, giúp đỡ thanh nhân, gia đình các liệt sĩ

 Khi được hỏi về nguyện vọng, anh Thảo chia sẻ: "Ngành giáo dục nên đưa các sự kiện về biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa các cấp. Nhắc lại lịch sử không phải để khắc sâu hận thù cũng không phải để kích động chiến tranh mà học lịch sử để hiểu rõ truyền thống đấu tranh gian khổ và sự hi sinh của các thế hệ cha ông ta; hiểu rõ cái giá của tự do độc lập. Nhắc nhớ lịch sử còn để tô thắm thêm niềm tự hào dân tộc, biết tôn trọng và nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, cũng như những người có công với nước làm đẹp truyền thống văn hóa đền ơn đáp nghĩa".

Vị cựu chiến binh Lê Hữu Thảo cũng muốn gửi gắm, rằng đồng đội anh đã không tiếc máu xương để giành lấy những hòn đảo trên biển quê hương, bằng mọi cách thế hệ trẻ sau này cũng tiếp nối truyền thống bất khuất đó.

 33 năm đã trôi qua, anh vẫn nghe văng vẳng bên tai lời hô dõng dạc của thiếu úy Trần Văn Phương trước họng súng tàu chiến Trung Quốc: "Đây là lãnh thổ của Việt Nam, hãy rút khỏi đây". Đó còn là lời động viên hào hùng của liệt sĩ Phương trước khi trút hơi thở cuối cùng: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo".

Đó cũng là lời hiệu triệu bảo vệ chủ quyền biển đảo còn nguyên giá trị cho mọi thời đại.

Mới đây, trong một chuyến trở về Hà Tĩnh, tôi gặp được cựu chiến binh Lê Hữu Thảo tại trang trại chăn nuôi của anh ở xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm. Nơi đây cũng là trụ sở liên lạc của những người lính từng làm nên vòng tròn bất tử trên đảo Gạc Ma. Cầm trên tay cuốc sách: "Gạc Ma vòng tròn bất tử", anh tâm niệm câu nói của vua Trần Nhân Tông: "Quyết không để một tấc đất của tiền nhân để lại rơi vào tay quân thù".



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo