xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yếu tố "mật", nhìn từ vụ án cựu chủ tịch SAIGON CO.OP (*): Làm gì để không vi phạm quy định bí mật nhà nước?

Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC (Đoàn Luật sư TP HCM)

Vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" liên quan đến ông Diệp Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) làm dấy lên một số quan điểm khác nhau về tội danh và khái niệm "mật", cũng từ đây đặt ra những góc nhìn về khoa học pháp lý

Theo khoản 1 điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội (QH) thông qua ngày 15-11-2018, "bí mật nhà nước" là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định, chưa công khai; nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

15 lĩnh vực mật

Có 15 lĩnh vực được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước được quy định tại điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, gồm các thông tin về: chính trị; quốc phòng, an ninh, cơ yếu; lập hiến, lập pháp, tư pháp; đối ngoại; kinh tế; tài nguyên và môi trường; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao; thông tin và truyền thông; y tế, dân số; lao động, xã hội; tổ chức, cán bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; kiểm toán nhà nước.

Có 3 độ mật được căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước, gồm: tuyệt mật, tối mật và mật.

Yếu tố mật, nhìn từ vụ án cựu chủ tịch SAIGON CO.OP (*): Làm gì để không vi phạm quy định bí mật nhà nước? - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Việc lập danh mục bí mật nhà nước chỉ những người sau mới có thẩm quyền: bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý; chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng; người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội; tổng thư ký QH - chủ nhiệm Văn phòng QH lập danh mục bí mật nhà nước của QH, cơ quan của QH, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ QH, tổng thư ký QH, Văn phòng QH và đoàn đại biểu QH; chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước; chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.

Các chủ thể trên khi lập danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước. Đối với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Không được phép chủ quan!

Để tránh vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, khi tiếp nhận thông tin thuộc các lĩnh vực được nêu tại điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và do những người có thẩm quyền lập danh mục bí mật, người sử dụng phải kiểm tra danh mục tài liệu mật.

Các lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước rất rộng, vì vậy trên thực tế, người dân muốn biết tài liệu nào thuộc dạng mật là không dễ. Để nhận diện tài liệu thuộc lĩnh vực bảo vệ bí mật, người tiếp nhận thông tin, tài liệu cần nhận diện các dấu hiệu được thể hiện trên tài liệu. Dễ nhận biết nhất là các tài liệu có đóng dấu cấp độ tuyệt mật, tối mật, mật. Tiếp đến là ở phần nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.

Việc sao chụp tài liệu được quy định rất chặt chẽ, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt được quy định tại điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Nghị định 26/2020/NĐ-CP.

Đối với các cuộc hội nghị, hội họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước, người tham dự phải hết sức cẩn trọng. Trước hết, phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp; không được cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba. Tài liệu được quy định thu hồi sau hội nghị thì người tham dự phải bàn giao cho ban tổ chức.

Đặc biệt, người tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp liên quan đến nội dung bí mật nhà nước không được sử dụng các máy ghi âm, ghi hình, máy thu phát sóng. Đôi khi chỉ vì vô tình mà không tuân thủ thì sẽ vi phạm về bảo vệ bí mật nhà nước và có thể bị xử lý hình sự về các tội danh thuộc nhóm tội làm lộ bí mật nhà nước được quy định tại điều 337, 338 Bộ Luật Hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017, với mức hình phạt cao nhất đến 15 năm tù. 

Một trong những thông tin mà người dân, người dùng mạng xã hội rất dễ bị rủi ro khi phát tán, sử dụng là những thông tin liên quan nhân sự của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng; thông tin về các vụ án đang được xác minh, điều tra…

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-3

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo