xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét xử trực tuyến: Cần bước đi thận trọng

Phạm Văn Chung

Hiện các cơ quan chức năng đang xem xét, cho ý kiến đối với việc xây dựng quy chế để tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vì lợi ích của nó mang lại và nhiều nước đang áp dụng

Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống, xã hội. Để thích ứng, mọi lĩnh vực đều chuyển sang trạng thái mới, nhằm phù hợp tình hình mới. Việc tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, số hóa và chuyển sang làm việc gián tiếp, trực tuyến đang là xu thế tất yếu.

Có thể nói, làm việc online có nhiều ưu thế như tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, nhất là khi giãn cách xã hội; hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người dễ làm dịch bệnh lây lan. Tuy vậy, không phải lĩnh vực nào cũng có thể triển khai làm việc online hiệu quả, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, gắn với nhân thân của cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng...

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang xem xét, cho ý kiến đối với việc xây dựng quy chế để tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vì lợi ích của nó mang lại và nhiều nước đang áp dụng. Xét xử trực tuyến đòi hỏi điều kiện xét xử, cơ sở vật chất tốt, nhất là đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp, người dân am hiểu và tôn trọng pháp luật. Trong khi đó, ở nước ta, cơ sở vật chất, điều kiện để tổ chức xét xử trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là xét xử các vụ án hình sự phải kết nối với cơ sở giam giữ và thi hành sẽ rất khó khăn.

Mặt khác, hoạt động xét xử ở nước ta hiện chưa đạt được tầm chuyên nghiệp như một số nước đang triển khai xét xử trực tuyến. Trong đó, ý thức chấp hành phiên tòa, tranh tụng, tính thượng tôn pháp luật của một bộ phận người dân còn kém.

Trong hoạt động xét xử, quan trọng nhất là tranh tụng trực tiếp. Nếu chuyển sang trực tuyến, khó có thể tìm ra sự thật khách quan, bản chất vụ án và khó khăn trong việc đưa ra các phán quyết chính xác, thuyết phục…

Vì vậy, chưa nên vội vàng triển khai tổ chức xét xử trực tuyến đồng loạt khi các điều kiện chưa bảo đảm, khả năng thích ứng còn hạn chế. Cần chuẩn bị chu đáo việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tham gia hoạt động tố tụng và bổ trợ tư pháp. Bởi lẽ, trong xét xử không chỉ có thẩm phán, thư ký tòa án mà còn có điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, giám định viên, hội thẩm, phiên dịch, người làm chứng...

Dù xét xử trực tuyến là xu thế chung nhưng "đây là vấn đề mới, cần bước đi thận trọng, chặt chẽ, tránh xảy ra sơ suất; trước hết, phương án áp dụng trong án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm" - như kết luận của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mới đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo