xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xả rác nhiều quá: Cần có "thuốc đặc trị"!

Huỳnh Hiếu ghi

Cần có đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh; tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ; có chính sách khen thưởng kịp thời; thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi đe dọa, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Bạn đọc Trần Văn Trãi:

Nhiều địa phương có cách làm hay

Một thực trạng phải thừa nhận là TP HCM đang thiếu bãi chứa rác, thùng đựng rác không đủ chuẩn hoặc kích thước nhỏ, không đủ chứa lượng lớn rác. Hiện nay, một số địa phương có cách làm hay trong việc ngăn ngừa xả rác và thu gom, xử lý rác thải. Điển hình, Thái Nguyên có những bể chứa rác trên cánh đồng để nông dân sau khi phun thuốc bón phân thì bỏ vỏ chai, bao bì vào đó, đến ngày sẽ có đội vệ sinh thu gom đem đi xử lý.

Tại TP Hà Nội, các nhóm tình nguyện được thành lập để thu gom rác thải điện tử, tuyên truyền vận động người dân bỏ rác điện tử vào thùng tại những địa điểm quy định, tùy mật độ dân số mỗi xã - phường mà chọn địa điểm tập kết rác với khoảng cách phù hợp. Ngoài ra, Hà Nội trang bị hàng loạt xe chuyên dụng thu gom, vận chuyển rác, bảo đảm vệ sinh; đầu tư nhà máy xử lý rác với quy mô lớn bằng công nghệ nhiệt điện để đốt, hạn chế chôn lấp.

Tại TP HCM, hằng ngày có lượng rác khổng lồ thải ra nên đã đến lúc sử dụng công nghệ hiện đại xử lý bằng cách tái chế, tiêu hủy nhanh. Thành phố cần có những quy định theo cơ chế đặc thù, phù hợp thực tế; xử lý nghiêm trường hợp xả rác bừa bãi, quy trách nhiệm cơ quan quản lý và người thực thi nhiệm vụ.

Ở nội thành, việc quảng cáo phải đúng nơi quy định. Ngay bây giờ, có thể rà soát, quy hoạch nơi dành riêng cho quảng cáo; kiểm tra chặt chẽ các loại hình quảng cáo, xử phạt cá nhân và tổ chức thực hiện quảng cáo trái phép. 

Tuyên truyền người đi đường không nhận tờ rơi quảng cáo nếu không có nhu cầu, đọc xong không vứt bừa bãi. Trên đường phố, đặt thùng đựng rác công cộng với khoảng cách 100 m. Cứ 2 nhà mặt tiền đặt riêng thùng rác, bỏ rác đúng giờ, ai vi phạm sẽ bị phạt, lần sau mức phạt gấp đôi lần trước.

Ở ngoại thành, tùy khoảng cách và điều kiện phù hợp có thể xây bể chứa rác trên cánh đồng và nơi nhiều người qua lại. Nông dân sau khi phun thuốc bón phân thì bỏ vỏ chai, bao bì vào bể chứa rác…

Nên chăng, phường - xã nào cũng có nhóm tình nguyện thu gom rác điện tử tại nhà dân, vừa tạo sức lan tỏa trong cộng đồng vừa tuyên truyền đổ rác đúng giờ, đúng nơi; khuyến khích mỗi gia đình phân loại rác tại nhà, trong đó có rác điện tử…


Xả rác nhiều quá: Cần có thuốc đặc trị! - Ảnh 1.

Rác thải che hết miệng cống thoát nướcẢnh: Anh Vũ

Bạn đọc Nguyễn Đước:

Không thể mãi xuề xòa, du di

Hiện nay, TP HCM đã lắp đặt hàng chục ngàn camera an ninh. Ngoài ra, để bảo vệ môi trường sống, khơi thông dòng chảy, thành phố đã dành hàng trăm tỉ đồng từ ngân sách để chi cho việc trục vớt rác tại các dòng kênh.

Trong khi đó, quy định xử phạt hành vi xả rác bừa bãi đã có, tuyên truyền cũng nhiều và có cả những phong trào lớn, những mô hình hay, song vẫn không cải thiện được tình trạng xả rác bừa bãi cũng như ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân. Có thể khẳng định nạn xả rác bừa bãi đã trở thành "căn bệnh mãn tính", cần có "thuốc đặc trị".

Việc bảo vệ môi trường sống, làm đẹp cảnh quan và thân thiện với môi trường, nghiêm cấm các hành vi xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường cần được soạn thảo và đưa ngay vào giảng dạy ở các cấp học để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. Việc này sẽ giúp học sinh hiểu, ý thức về nghĩa vụ, tầm quan trọng của mỗi công dân trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường sống ngay từ những điều nhỏ nhất: bỏ rác đúng chỗ, không vứt rác ra đường...

Đã đến lúc không thể cứ mãi xuề xòa, du di, nhẹ tay đối với các hành vi xả rác bừa bãi. Ngoài việc lập biên bản xử phạt, cần phê phán hành vi vi phạm môi trường sống của người dân trước các cuộc họp tổ dân phố, trước cộng đồng dân cư và buộc họ phải lao động công ích, quét dọn tại các con hẻm của khu phố, buộc theo công nhân vệ sinh nạo vét lòng cống…

Cần có đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân liên quan hành vi xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ, nhất là vào ban đêm và tại các điểm phức tạp về tình hình môi trường. Xử lý ngay sau khi tiếp nhận phản ánh và có chính sách khen thưởng, "thưởng nóng". Mạnh tay xử phạt cũng là cách để thành phố đẹp hơn, xanh hơn.

Một khi các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt hành chính chưa đủ răn đe, cần nghĩ tới những biện pháp nghiêm khắc, quyết liệt hơn như: xử lý hình sự đối với hành vi đe dọa, gây ô nhiễm môi trường sống trầm trọng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo