30/06/2022 10:30

Từ ngày 1- 7, nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm cho bên thứ ba

(NLĐO)- Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP về quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo đó, từ ngày 1-7, nhà thầu thi công xây dựng ngoài việc phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường như trước đây thì còn phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. 

Bảo hiểm bên thứ ba là sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người và tài sản. Một số lỗi sơ ý như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến tài sản của bên thứ ba, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng công trình… 

Theo Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, Chính phủ quy định thì bên thứ ba ở đây bao gồm toàn bộ người dân, tài sản xung quanh, tài sản và người đi lại quanh khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Từ ngày 1- 7, nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm cho bên thứ ba - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau: Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỉ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỉ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỉ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Bảo Ngọc

Tin liên quan

Viết bình luận

ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI (*): Gợi ý chính sách cho gói 120.000 tỉ đồng
2 giờ trước 548 1k
Điều kiện khắt khe khi tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi là một thách thức không nhỏ đối với việc triển khai thành công gói tín dụng nhà ở xã hội
Từ thư bạn đọc: 7 năm khổ sở vì một con đường
2 giờ trước 548 1k
Đường ĐT 601 qua xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng khởi công cải tạo, nâng cấp từ giữa năm 2020, dự kiến hoàn thành năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa xong
Cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta": Bà lão "bao đồng" nơi xóm núi
2 giờ trước 548 1k
Những việc bà Nguyễn Thị Xuyến làm không lớn lao nhưng gắn bó thiết thực với cộng đồng dân cư và chính cuộc sống lại không thể thiếu những điều tưởng như nhỏ bé đó
Sở GTVT TP HCM có "danh sách đen" bến cóc xe dù
30/3/2023 548 1k
(NLĐO)- 60 điểm đón, trả khách sai quy định được Sở Giao thông vận tải TP HCM (Sở GTVT) gửi đến các địa phương để theo dõi, xử lý vi phạm.
TÔI LÊN TIẾNG: “Che dù cứng” hay mặc “áo xanh” cho đường Lê Lợi?

TÔI LÊN TIẾNG: “Che dù cứng” hay mặc “áo xanh” cho đường Lê Lợi?

(NLĐO) - Sẽ ra sao nếu đường Lê Lợi - nơi đã trở thành không gian văn hóa - bị lột bỏ “áo xanh”, “che dù cứng” bằng những vật liệu vô cảm? Tại sao không thể khoác cho bộ mặt đô thị những mảng...