xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tâm sự của những tài xế xe buýt

SỸ ĐÔNG - GIA MINH

Áp lực công việc, thời gian; đối mặt với nhiều hiểm nguy trên đường; gặp phải hành khách thích gây sự… Nghề lái xe buýt thật sự rất gian truân, vất vả

Chiều 24-10, tại bến xe buýt Công viên 23-9 (quận 1, TP HCM), một chiếc xe buýt thuộc tuyến số 03 tấp vào. Từ trong xe, người tài xế lớn tuổi vội vàng mở cửa rồi chạy lại ngồi bệt bên gánh hàng rong ở góc công viên mua ly cà phê. “Tranh thủ ngồi chút rồi chạy tiếp chứ không lại trễ chuyến” - người này nói.

Về bến trễ hay sớm cũng bị phạt

Sau một hồi bắt chuyện làm quen, chúng tôi được biết người tài xế này tên Lê Quang Tuyến, có thâm niên lái xe hơn 20 năm. Ông Tuyến cho biết nghề lái xe có nhiều nỗi khổ nhưng với tài xế xe buýt, căng thẳng nhất là áp lực về thời gian. Nhiều tuyến đường tại TP thường xuyên bị ùn ứ nhưng các chuyến xe luôn phải xuất bến, ghé trạm rồi về bến đúng khung giờ đã định. Nếu trễ giờ mà không có lý do chính đáng, tài xế phải chịu phạt 500.000 đồng/lần. Ngoài ra, họ phải làm việc với cường độ cao khi phải chạy trung bình từ 9-10 giờ/ngày, chưa kể có những lúc phải tăng chuyến. “Sáng thức dậy từ 3 giờ đến bến nhận xe, tối có khi khuya mới về tới nhà. Đi làm khi vợ con chưa thức, về thì vợ con đã ngủ, có khi cả ngày không có thời gian nói chuyện với vợ con” - ông Tuyến tâm sự.

Cùng ngồi góp chuyện với chúng tôi, tài xế Đỗ Thanh Vân, lái xe tuyến 04, cho biết việc sắp xếp thời gian chạy xe đúng giờ xuất bến - về bến cũng không dễ do còn quy định thời gian đi lại giữa các trạm dừng. Mỗi tài xế đều có kinh nghiệm trong lộ trình của tuyến xe mình chạy, xác định được những vị trí thường xuyên ùn tắc, ngập nước… Ngặt nỗi, tài xế không được chạy nhanh quá thời gian quy định ở những đoạn đường vắng để bù thời gian vượt qua các điểm ùn tắc nhằm bảo đảm chuyến xe hoạt động đúng khung giờ. Về trễ bị phạt đã đành nhưng về sớm hơn cũng bị phạt vì đơn vị quản lý cho rằng bỏ trạm dọc đường. Với riêng tuyến 04, hiện được điều chỉnh thời gian hoạt động lên 20 giờ 30 phút mỗi ngày (trước là 20 giờ), trong khi tuyến xe này ít khách nên ngoài việc tài xế vất vả hơn còn gây lãng phí tiền trợ giá. “Nhiều lúc, mua đồ ăn hay đi vệ sinh cũng phải tranh thủ để kịp giờ. Trong khi không phải chỗ nào cũng có thể đi vệ sinh được nên chúng tôi phải hạn chế ăn uống vì không may đang lái xe lúc cao điểm mà mắc vệ sinh thì có nước khóc” - ông Vân kể.

Tài xế Trần Kim Cường căng mắt lái xe vào giờ cao điểmẢnh: Sỹ Đông
Tài xế Trần Kim Cường căng mắt lái xe vào giờ cao điểmẢnh: Sỹ Đông

Nguy hiểm chực chờ từng giây, từng phút

Chia sẻ về việc xe buýt được phong là “hung thần”, cả ông Tuyến và ông Vân đều thở dài. “Có mấy ai hiểu sự vất vả, cực nhọc của tài xế khi cả ngày phải “đánh vật” với vô-lăng? Phía trước là sự sống của nhiều người đi đường còn phía sau là hành khách, là bản thân tài xế và gia đình họ nên nếu không tỉnh táo, rất dễ xảy ra tai nạn và hậu quả thật khó lường. Thực tế, ý thức của nhiều người tham gia giao thông rất kém, thường xuyên cúp đầu xe buýt hoặc cố tình đi vào làn trong dù xe đã xi-nhan. Cũng không ít lần chúng tôi phải thắng gấp khi có xe máy từ lề lao xuống hoặc trong hẻm phóng ra” - ông Vân nói.

16 giờ 40 phút ngày 24-10, tại Bến xe Miền Đông, tài xế Trần Kim Cường (lái xe tuyến số 24, gần 30 năm lái xe) lui xe vào bãi, tranh thủ ít phút ăn cơm rồi lại lao lên xe.

17 giờ 10 phút, xe của chúng tôi chôn chân ở ngã tư Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu. “Giờ này mà qua các giao lộ thì cứ phải gọi là bò, nhích chứ không đi nhanh được. Từ bến xe ra được ngã tư Đinh Bộ Lĩnh - Nguyễn Xí mất 20 phút thì không thể nào bảo đảm đúng thời gian được” - anh Cường nói. Vừa dứt câu, anh Cường chỉ cho chúng tôi thấy một người đi xe máy đang cố chen vào khoảng trống giữa 2 ô tô đang dừng rồi lắc đầu: “Nhiều người chạy xe máy cứ thấy khoảng trống thì chen vào, tài xế ngồi trên xe buýt có những vị trí không thấy được nên phải bóp còi cảnh báo thì họ nói ép họ, chạy lên đầu xe chửi, cự nự. Cái nghề này mỗi giây, mỗi phút là những nguy hiểm chực chờ, chỉ cần lơ đễnh một tích tắc là hậu quả khôn lường” - anh Cường chia sẻ.

TP vào những ngày ngập nước, tài xế xe buýt chỉ biết kêu trời. Một tài xế chạy tuyến 146 (Bến xe Miền Đông - chợ Hiệp Thành) kể đường ngập sâu, tài xế phải kiếm đường khác đi. Ai lỡ đi qua chỗ ngập mà xe hư hỏng thì phải tự bỏ tiền sửa. Mỗi khi dừng ghé trạm mà khoảng cách giữa xe với lề đường hơi rộng cũng bị xử phạt. Trước đây, lỗi này bị phạt 350.000 đồng nhưng quy định mới tăng mức phạt lên gấp 3 lần (khoảng 1.050.000 đồng). Quá nhiều lỗi để phạt trong khi mức lương của tài xế chỉ dao động từ 200.000 - 400.000 đồng/ngày. Một tháng mà bị phạt 1 hoặc 2 lần coi như mất một tuần làm việc không công.

Phải nhẫn nhịn

Còn theo tài xế Nguyễn Hùng Ân, do mỗi ngày phải chịu vô vàn áp lực nên vừa điều khiển xe vừa làm hài lòng hành khách là chuyện không đơn giản. “Có khách lên xe nói chuyện thoải mái, ồn ào như chốn không người. Cũng có khách thích gây sự. Xe thắng gấp vì tránh phương tiện cúp đầu, tài xế không dừng ở vị trí không phải trạm mà họ yêu cầu…, khách cũng chửi. Chưa kể, nhiều trường hợp hành khách lên xe không nhường ghế cho phụ nữ mang thai, người già, tiếp viên đến nhắc nhở thì họ tỏ thái độ không bằng lòng. Nói chung, tài xế và tiếp viên nhiều khi phải nhịn đủ điều vì chỉ cần quát mắng khách, bị phản ánh là ăn phạt” - anh Ân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo