xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống chung với dịch Covid-19: Tính toán khoa học, lộ trình cụ thể

Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP HCM)

TP HCM có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, đó là "giấy thông hành y tế", tăng cường tiêm vắc-xin và tháo bỏ có lộ trình các biện pháp giãn cách tùy theo tình hình

Theo giới chuyên môn Âu - Mỹ, có thể Covid-19 sẽ không bị loại trừ hoàn toàn mà tồn tại như một bệnh truyền nhiễm và con người bắt buộc phải sống chung với nó. Hiện tại, tăng cường tiêm vắc-xin để tạo miễn dịch cộng đồng, hướng tới sống chung với dịch là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới.

Giấy thông hành y tế và tiêm vắc-xin

Miễn dịch cộng đồng có thể đạt được theo cách tạo miễn dịch tự nhiên hoặc bằng vắc-xin. Thoạt đầu, một số nước châu Âu định chọn cách tự nhiên nhưng sau đó và đến hiện tại đã theo con đường giãn cách, tiêm vắc-xin nhắm đến miễn dịch cộng đồng. Thế nhưng, với độ nguy hiểm của biến thể Delta, nhiều nước ban đầu ngỡ đã đạt miễn dịch cộng đồng thì vẫn còn cách miễn dịch cộng đồng khá xa. Trong khi đó, độ phủ vắc-xin của các nước nghèo còn một khoảng cách rất lớn so với các nước giàu có.

Dù chưa đạt được miễn dịch cộng đồng như mong muốn nhưng nhiều nước có độ phủ vắc-xin cao đã quyết định dần bỏ giãn cách để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Liên hiệp châu Âu đã áp dụng "chứng chỉ y tế". Chứng chỉ y tế bao gồm 3 nội dung chính để quản lý việc đi lại và việc tiếp cận các dịch vụ công cộng: hoặc đã tiêm đủ vắc-xin, hoặc mắc Covid và đã phục hồi, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính. Pháp gọi đó là "giấy thông hành y tế". Còn Đan Mạch thông báo vào ngày 10-9 sẽ bỏ tất cả biện pháp giãn cách để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Có được kết quả như vậy là nhờ Đan Mạch đã sớm áp dụng "giấy thông hành y tế" và tiêm vắc-xin vượt mức 70% dân số. Hiện tại, 70% người trưởng thành của Liên minh châu Âu đã tiêm đủ vắc-xin.

Trong bối cảnh của Việt Nam, nếu tính đến chuyện sống chung với dịch, mở cửa lại nền kinh tế, có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, đó là "giấy thông hành y tế" và tăng cường tiêm vắc-xin. Một điều nữa có thể học kinh nghiệm đó là cách làm có lộ trình: tháo bỏ có lộ trình các biện pháp giãn cách tùy theo tình hình. Độ phủ vắc-xin của Việt Nam hiện ở mức thấp nên khi muốn làm như những nước có độ phủ vắc-xin cao thì bạn cẩn thận 1, chúng ta phải cẩn thận 10. Bởi nói gì thì nói, tính mạng con người vẫn quan trọng hơn hết, không thể lấy lợi ích kinh tế để đánh đổi.

Sống chung với dịch Covid-19: Tính toán khoa học, lộ trình cụ thể - Ảnh 1.

Để sống chung với dịch, mở cửa lại nền kinh tế, cần tăng cường phủ vắc-xin (Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Hoàng Triều

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP HCM không thể phong tỏa mãi mà bắt buộc phải dần sống chung với dịch. TP HCM đã có lộ trình tiêm vắc-xin từ nay đến cuối năm 2021. Thành phố có thể áp dụng kinh nghiệm "giấy thông hành y tế" của châu Âu; đồng thời tập trung tiêm vắc-xin để đạt miễn dịch cộng đồng càng nhanh càng tốt. Ngay như Israel có độ phủ vắc-xin rất cao nhưng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủng Delta. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không vội vàng, nhất là khi độ phủ vắc-xin còn thấp. Thành phố cần phải có tính toán khoa học và có lộ trình cụ thể, làm từng bước tùy theo tình hình. Ví dụ đã tiêm mũi 1 thì được tham gia hoạt động gì, tiêm mũi 2 được tham gia hoạt động gì, mở cửa với không gian mở như thế nào, với không gian kín ra sao…?

Ý thức công dân rất quan trọng

Như vậy vẫn chưa đủ, thành phố cần đặc biệt chú ý đến một loại "vắc-xin" vô cùng quan trọng trong phòng chống dịch: ý thức công dân.

Trong những đợt giãn cách vừa qua, chúng ta đã chứng kiến mỗi ngày đều có những câu chuyện thiếu ý thức của một bộ phận dân chúng. Nguyên nhân có thể nhiều nhưng cần phải nhắc đến việc có một bộ phận người dân xem biện pháp phong tỏa chỉ có lợi cho nhà nước hay nhà nước gây khó dễ cho dân. Cần phải tuyên truyền làm sao cho người dân ý thức được rằng các biện pháp chống dịch nhà nước áp dụng là vì sức khỏe và tính mạng của mỗi người dân và của cả cộng đồng; chỉ một sơ suất nhỏ của cá thể sẽ lập tức gây hại to lớn cho bản thân và cộng đồng; chưa bao giờ mối liên hệ giữa cá thể và cộng đồng lại mật thiết đến như vậy. Nếu người dân hiểu rõ, tự nhiên sẽ có ứng xử phù hợp.

Cũng cần làm sao để mỗi người dân xem mình là một "chiến sĩ tuyến đầu". Mỗi người không chỉ tuân thủ chống dịch, mà còn chủ động tham gia chống dịch: nhắc nhở gia đình và người thân nghiêm chỉnh chấp hành biện pháp chống dịch; rèn luyện kỹ năng chọn tin tức trên mạng xã hội, lan truyền những giá trị tích cực có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần dũng cảm đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm biện pháp chống dịch. Tức là phải làm sao tạo được thế "giám sát lẫn nhau" trong cộng đồng, như vậy công tác chống dịch tự nhiên sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Chủ trương chống dịch của nhà nước là người dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể. Phải làm sao thật sự đưa được điều đó vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận rằng chống dịch vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi công dân.

Biện pháp của nhà nước có hay đến đâu nhưng nếu ý thức hợp tác của người dân thấp thì cũng khó có thể thành công.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo