xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững với bảo vệ môi trường

Đỗ Ngô Trần

Bảo vệ môi trường nếu chỉ tuyên truyền suông chưa đủ và rất khó thuyết phục những người có thói quen xấu. Cần thiết kế hệ thống kiểm soát phù hợp thực tế để xử lý nghiêm các trường hợp xả thải bừa bãi...

Đi qua nhiều tuyến đường, kênh rạch tại TP HCM, không khó bắt gặp hình ảnh đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Mặc dù các lực lượng chức năng đã gắn biển cấm đổ rác và thường xuyên ra quân dọn dẹp nhưng sau vài ngày, rác vẫn ngang nhiên xuất hiện trở lại.

Đau đầu với rác thải

Thật sự không ngân sách và nhân sự nào đủ khả năng xử lý, khắc phục ô nhiễm do tổ chức, cá nhân cố tình gây ra. Đủ loại rác thải ra môi trường từ vỉa hè, các nút giao thông đến kênh rạch. Tờ rơi quảng cáo bị vứt ra đường phố; đồ gia dụng không còn dùng như giường tủ, bàn ghế, nệm, phế liệu xây dựng…bị lén lút bỏ ở các khu đất trống, sông, rạch; rác thải điện tử cũng đổ ra môi trường tự nhiên… Nhiều địa phương cử người mật phục bắt quả tang các trường hợp vi phạm nhưng không bao giờ đủ nhân sự làm thường xuyên, ngăn chặn mọi tình huống, không dễ giải quyết dứt điểm.

Trong khi đó, một số địa phương trong nước có những cách làm hay trong ngăn ngừa, thu gom, xử lý rác thải. Ví dụ một huyện vùng ven Hà Nội đã làm bể chứa rác với kích thước rộng lớn, chia ra từng ngăn phân loại rác, ai có nhu cầu đổ rác thì đến đó. Hà Nội cũng đi đầu trong ngăn chặn rác thải điện tử đổ ra môi trường tự nhiên, chẳng hạn lập các nhóm tình nguyện đến nhà dân thu gom rác thải điện tử; tuyên truyền vận động người dân bỏ rác điện tử vào thùng thu gom tại những địa điểm theo quy định, tùy mật độ dân số mỗi xã - phường chọn địa điểm tập kết rác với khoảng cách phù hợp; trang bị xe chuyên dụng thu gom, vận chuyển rác bảo đảm vệ sinh; đầu tư nhà máy xử lý rác với quy mô lớn bằng công nghệ nhiệt điện...

Tại TP HCM, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) được trang bị thùng đựng rác có phân loại đặt cách nhau vài chục mét, ít có tình trạng xả rác bừa bãi. Nếu có ai xả rác thì lập tức có bảo vệ đến nhắc nhở, hướng dẫn bỏ rác đúng nơi quy định. Môi trường sạch sẽ nên không ai nỡ xả rác. Nói vậy để thấy xây dựng văn minh đô thị không chỉ xây dựng hạ tầng mà cần cả ý thức của con người.

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững với bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Lề đường D2 nối dài (phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM) trở thành nơi đổ rác bừa bãi. Ảnh: TRƯƠNG VĂN THẢO

Giải pháp để ngăn xả thải bừa bãi

Đã đến lúc sử dụng công nghệ hiện đại xử lý rác bằng cách tái chế, tiêu hủy nhanh. Bảo vệ môi trường chỉ tuyên truyền suông chưa đủ và rất khó thuyết phục những người thói quen xấu. Cần có mệnh lệnh hành chính mang tính đột phá, ban đầu có thể vấp phải sự phản ứng nhưng sẽ hiệu quả lâu dài. Thiết kế hệ thống kiểm soát phù hợp thực tế để xử lý nghiêm các trường hợp xả rác bừa bãi. Tùy khu vực nội ngoại thành, trung tâm thương mại, khu công nghiệp để ban hành quy ước ứng xử với môi trường tự nhiên. Quy ước đặt ra kèm theo hình phạt cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ. Có thể để công an khu vực, lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ tham gia kiểm tra, giám sát. Ở chung cư, khu đô thị có thể sử dụng nhân sự ban quản lý, bảo vệ, đại diện cư dân…

Rà soát, quy hoạch nơi dành riêng cho quảng cáo; kiểm tra chặt chẽ các loại hình quảng cáo, xử phạt các cá nhân và tổ chức thực hiện quảng cáo trái phép; tuyên truyền cho người đi đường không nhận tờ rơi quảng cáo nếu không có nhu cầu...

Trên đường phố nên đặt các thùng đựng rác công cộng với khoảng cách 100 m. Vỉa hè cứ 2 nhà mặt tiền đặt riêng thùng rác, bỏ rác đúng giờ, vi phạm sẽ bị phạt nặng theo hướng lần sau phạt gấp đôi lần trước. Ở ngoại thành, tùy khoảng cách và điều kiện phù hợp có thể xây bể chứa rác trên cánh đồng và nơi nhiều người qua lại. Bắt buộc mỗi gia đình phải phân loại rác tại nhà và thành lập những nhóm tình nguyện ở phường - xã thu gom rác điện tử, rác nhựa tại nhà dân. Hạn chế dần và tiến tới cấm sản xuất, sử dụng các vật dụng hằng ngày trong tiêu dùng không tái chế được…

Bên cạnh hồi sinh hệ thống sông, kênh, rạch, cần có biện pháp ngăn ngừa tái ô nhiễm bằng các chế tài mang tính răn đe. Thay vì quy định mức phạt tối đa, hãy áp dụng mức phạt gấp nhiều lần, thậm chí lên đến hàng chục, hàng trăm lần chi phí xử lý nước thải. Số tiền phạt tính từ ngày hoạt động đến khi bị phát hiện; ngoài ra, bồi thường thiệt hại gây ra, nộp lại số tiền thu lợi do vi phạm. Bổ sung thêm quy định các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tái phạm xả thải sẽ bị rút giấy phép hoạt động, xử lý hình sự…

Chỉ khi nào đối tượng vi phạm thấy cái giá phải trả lớn hơn nhiều so với lợi ích thu được từ vi phạm bảo vệ môi trường mới hy vọng chấm dứt các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Đơn vị đồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững với bảo vệ môi trường - Ảnh 3.Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững với bảo vệ môi trường - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo