xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải dẹp nạn thả rông chó

Bài và ảnh: ANH VŨ

Cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý, buộc người nuôi chó phải thay đổi nhận thức, hành vi để thành phố xanh - sạch - đẹp

"Tôi thấy khó chịu với những người nuôi chó mà không rọ mõm, thả ra đường; để chó đi bậy mà không dọn, gây mất vệ sinh. Tưởng yêu động vật nhưng thật ra là ích kỷ, vì chỉ chăm chút cho thú vui của mình mà không nghĩ đến quyền lợi của người khác" - chị Tôn Nữ Trà My (ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) bày tỏ.

Sao bắt người khác phải hứng chịu?

Đưa mắt nhìn về chú chó chạy phía trước, chị My nói tiếp: "Tình trạng chó phóng uế tràn lan, lao ra đường hay cắn người là những chuyện đã xảy ra. Một thành phố văn minh thì không thể để tình trạng này tiếp diễn. Mong cơ quan chức năng có biện pháp xử lý nhằm cải thiện ý thức của người nuôi".

Thực tế, không khó để bắt gặp hình ảnh chó không rọ mõm, chực chờ gầm gừ người đi đường trên các vỉa hè, trước cửa các hàng quán, chung cư hay công viên tại TP HCM. Nhức nhối hơn là tại nhiều con hẻm đường Quang Trung (quận Gò Vấp), các khu chung cư cũ như Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Ngô Gia Tự (quận 10)... đầy chó thả rông, không rọ mõm. Theo người dân tại các chung cư, gia đình nuôi chó chủ yếu ở các tầng thấp, thường là chó cỏ, chó Nhật và một số chó Tây. Do được thả rông nên khu vực chung thường xuyên có phân chó.

Còn các công viên như Gia Định, Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè… nhiều người thản nhiên dắt thú cưng đi dạo rồi sẵn tiện cho phóng uế, để chó chạy tự do dù xung quanh có nhiều người già và trẻ nhỏ.

"Tôi hay đưa con gái ra Công viên Thanh Đa tập thể dục nhưng thường xuyên phải bịt mũi vì mùi hôi thối của phân, nước tiểu chó. Tôi tự hỏi những người nuôi chó có muốn sống trong môi trường ô nhiễm như vậy không, sao bắt người khác phải hứng chịu?" - anh Trần Văn Tài (ngụ quận Bình Thạnh) bức xúc.

Nhắc đến chuyện nuôi chó rồi để phóng uế bừa bãi, anh Nguyễn Đình Hồ (ngụ TP Thủ Đức) phẫn nộ kể: "Trong xóm tôi có người nuôi chó cứ canh đêm tối hoặc sáng sớm dẫn chó qua nhà hàng xóm đi vệ sinh. Sáng mở cửa đi làm là thấy trước nhà có bãi phân chó, bực mình không chịu nổi. Cũng mấy lần mở cửa canh, họ biết nên dẫn chó qua nhà khác ở xa nhà tôi đang đóng cửa. Họp tổ dân phố góp ý nhưng họ có đi họp đâu, thành ra mình nói mình nghe. Chỉ vì ý thức của một số người quá kém mà ảnh hưởng đến môi trường sống của những người khác và ảnh hưởng bộ mặt văn minh đô thị".

Phải dẹp nạn thả rông chó - Ảnh 1.

Chó thả rông phía sau chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp, TP HCM)

Cần quyết liệt trong xử lý

Đã đến lúc cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý, buộc người nuôi phải thay đổi suy nghĩ, hành động vì cộng đồng để thành phố xanh - sạch - đẹp là ý kiến của hầu hết những người mà chúng tôi hỏi.

Ông Đỗ Hữu Phú (ngụ quận Bình Thạnh) nói chó rất đáng yêu, không đáng bị lên án mà cần quy trách nhiệm về chủ nuôi. "Chó không thể tự mở cửa, tung tăng đi trên đường hay tè bậy nơi công cộng nếu người nuôi có trách nhiệm với cộng đồng. Cả nhà tôi nuôi chó, ai cũng thương và xem nó như một thành viên trong gia đình, dắt ra ngoài thì tôi rọ mõm, luôn cẩn thận để không ảnh hưởng đến người khác; đồng thời cũng tiêm vắc-xin phòng dại. Không nên trách chó, mà người chịu trách nhiệm phải là chủ nuôi" - ông Phú trải lòng.

Là một người yêu và nuôi chó nhiều năm, chị Nguyễn Thị Như Ý (ngụ quận Gò Vấp) cho rằng nếu được yêu thương, huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ thì không có chuyện chó phóng uế ngoài đường hoặc tấn công người. Tất nhiên, cũng có một số trường hợp vì muốn đánh dấu lãnh thổ nên tè bậy và chó cũng cần không gian riêng, không thể nuôi nhốt mãi một chỗ.

Theo luật sư Trương Văn Tuấn (Văn phòng Luật sư Chân Thiện Mỹ), tại các thành phố Việt Nam, tình trạng chó được người dân thả rông, phóng uế rất phổ biến, làm mất mỹ quan đô thị, dễ phát sinh, lây lan dịch bệnh. Tại các nơi công cộng, chó không được xích lại hay rọ mõm để chạy rông, gây nguy hiểm cho nhiều người. Trên các tuyến phố cũng xuất hiện, việc này gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho người đi đường.

"Nghị định 90/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định khá chi tiết về việc nuôi chó; vệ sinh, phòng dại và chế tài xử phạt đối với việc thả rông chó ở chốn đông người, nơi công cộng. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định pháp luật trong xử lý vấn nạn chó thả rông hiện chưa được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xem trọng. Vi phạm phổ biến mà không ai bị xử phạt nên người dân xem thường. Nhìn ở góc độ pháp luật, môi trường và đô thị, chuyện chó thả rông không phải là chuyện nhỏ. Điển hình, tối 9-6, tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, 2 gia đình mâu thuẫn, xô xát dẫn đến người gãy tay, người bị chấn thương sọ não mà nguyên nhân chỉ vì con chó thả rông. Vậy nên, việc xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật là một cách tuyên truyền hiệu quả nhất để ngăn ngừa các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra" - luật sư Tuấn nêu ý kiến. 

Trong chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2022 - 2030, Hà Nội đã thành lập 600 đội bắt chó thả rông. Quyết tâm dẹp nạn chó thả rông của Hà Nội đã nhận được sự ủng hộ của người dân.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo