xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ở chung cư - cười ra nước mắt: Nhà giàu cũng khóc

Bài và ảnh: THÁI PHƯƠNG

Bỏ ra hàng tỉ đồng mua căn hộ chung cư cao cấp nhưng nhiều người thất vọng vì chất lượng dịch vụ và cách quản lý của chủ đầu tư

Bà H.A, một cư dân sống ở lầu 25 tòa nhà Ruby- khu căn hộ cao cấp Saigon Pearl (phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), cho biết sau gần 6 năm sống ở đây, điều bà không hài lòng nhất chính là... chủ đầu tư. Đây là khu căn hộ được xếp vào dạng 5 sao, thời điểm bà mua giá lên tới 2.000-2.500 USD/m2 nhưng rất nhiều hạng mục chỉ có trong quảng cáo, phải đến khi vào ở mới thấm thía...

Thẳng tay thu phí

Theo lời bà H.A, lúc đầu chủ đầu tư quảng cáo dự án có phục vụ du thuyền (do nằm sát bờ sông Sài Gòn), sân tennis... nhưng đến khi vào ở, ngay nhà cộng đồng cũng không có. Từ năm 2009 đến 2012, cư dân nơi đây phải đóng phí quản lý với giá 18.700 đồng/m2 (gồm cả thuế GTGT). Với căn hộ có diện tích 150 m2, mỗi tháng phải đóng phí quản lý 2,8 triệu đồng, chưa kể phí giữ ô tô khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

“Hồ bơi là hạng mục có trong dự án lại bị chủ đầu tư “độc chiếm”. Muốn vào bơi, cư dân phải mua vé tập thể dục 2 triệu đồng/tháng, kể cả trẻ em. Chủ đầu tư lý giải bán vé hồ bơi đại trà sẽ gây quá tải. Điều này thật phi lý. Hồ bơi là một tiện ích có trong dự án, chủ đầu tư không thể lập luận như vậy để tận thu” - bà H.A bức xúc.

Sau khi ban quản trị (BQT) đại diện cho cư dân ở khu căn hộ này được thành lập vào năm 2012, hàng loạt các khoản thu chi không rõ ràng, tùy tiện sử dụng phí quản lý mới được hé lộ dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Về sau, chủ đầu tư nhượng bộ, hạ phí quản lý từ 18.700 đồng/m2 còn 14.850 đồng/m2. Gần chục tỉ đồng chủ đầu tư chi cho các khoản không cần thiết đã được BQT thu hồi.

Hiện nay, mâu thuẫn lợi ích giữa cư dân và chủ đầu tư là Công ty TNHH Vietnam Lan SSG (SSG) tại Saigon Pearl vẫn chưa kết thúc. Mới đây, cư dân các tòa nhà tiếp tục tố chủ đầu tư tận thu ở tầng hầm đậu xe và chỉ đóng một phần nhỏ phí bảo trì trong tổng số nợ hơn 5 tỉ đồng. Sự việc lên tới đỉnh điểm khi BQT chung cư dọa sẽ cắt điện, nước khu vực chủ đầu tư đang sở hữu buộc UBND phường 22, quận Bình Thạnh phải tổ chức cuộc họp hòa giải nhưng sự việc vẫn chưa dừng lại...

 

Khu căn hộ cao cấp Saigon Pearl được xếp vào dạng 5 sao nhưng rất nhiều hạng mục chỉ có trong... quảng cáo
Khu căn hộ cao cấp Saigon Pearl được xếp vào dạng 5 sao nhưng rất nhiều hạng mục chỉ có trong... quảng cáo

 

Thót tim với thang máy, chuông báo cháy

Nhiều cư dân của chung cư cao cấp R. (phường Tân Phong, quận 7, TP HCM) đến giờ vẫn chưa hết bức xúc mỗi khi nhắc đến chuyện thang máy ở nơi đây. Chung cư R. đưa vào hoạt động từ tháng 11-2011 với 8 thang máy được lắp đặt tại 3 lô A, B và C. Từ khi vận hành, các thang máy đều hoạt động trong tình trạng không an toàn. Rất nhiều trường hợp thang máy rơi tự do khi đang vận chuyển, đóng mở không theo ý người sử dụng hoặc thường xuyên bị hỏng...

Bà Thanh Mai, ngụ tại lô C, cho biết đã mua căn hộ nơi đây với giá hơn 6 tỉ đồng. Sau khi xảy ra nhiều sự cố, cư dân ở chung cư liên tục phản ánh nhưng chủ đầu tư không giải quyết. Cư dân phải nhờ một công ty luật can thiệp, dọa kiện ra tòa, mãi đến giữa năm 2014, chủ đầu tư mới đồng ý thay hệ thống thang máy khác. Đến nay, chung cư vẫn chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu BQT do chủ đầu tư cứ phớt lờ.

Một điều đáng lo nữa là thiết bị báo cháy tại một số chung cư cao cấp rất chập chờn. Ông Minh Hoàng, sống ở một chung cư cao cấp khác cũng thuộc quận 7, ngán ngẩm: “Nhiều đêm đang ngủ, bỗng dưng chuông báo cháy reo ầm ĩ. Mọi người nháo nhào gom đồ chạy ra ngoài nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra. Nguy hiểm nhất là báo cháy giả mãi, đến lúc máy báo cháy thật thì người dân không còn quan tâm, hậu quả sẽ khó tưởng tượng nổi”.

 

Đau đầu với quỹ bảo trì

Ở những chung cư cao cấp, số tiền quỹ bảo trì rất lớn nên việc chưa thành lập BQT để giám sát, theo dõi việc sử dụng quỹ sẽ gây thiệt thòi lớn cho cư dân.

Chung cư R. khi chưa có BQT, số tiền hơn 30 tỉ đồng quỹ bảo trì do chủ đầu tư sử dụng nhưng chi phí hằng tháng cho các hạng mục nào, cư dân không thể giám sát được. Trong khi đó, khu căn hộ Saigon Pearl có tổng cộng quỹ bảo trì của 3 tòa nhà gần 100 tỉ đồng. Mỗi tòa nhà có một BQT đứng ra quản lý quỹ bảo trì. Một thành viên BQT Saigon Pearl chia sẻ: “Mỗi BQT một tòa nhà có 7 người, tính ra để vài người quản lý hàng chục tỉ đồng quỹ bảo trì như vậy là rất rủi ro. Bài toán với quỹ bảo trì đến giờ vẫn đau đầu nhưng đây là tiền của cư dân nên không thể giao cho chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương quản lý”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo