xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều giải pháp "cứu" Bến xe Miền Đông mới

Bài và ảnh: THU HỒNG

Tăng phương tiện tiếp cận cho hành khách đến bến xe mới, tăng cường xử lý tình trạng xe dù, bến cóc; đề nghị chủ đầu tư tăng tiện ích phục vụ hành khách...

Ngày 24-6, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đã có buổi trao đổi với báo chí về các giải pháp cấp bách sở đang triển khai để "giải cứu" Bến xe Miền Đông (BXMĐ) mới trước thực trạng ế ẩm, lãng phí kéo dài.

Vì sao ế ẩm?

Thống kê mới nhất của Sở GTVT cho thấy từ đầu năm 2022 đến nay, lượng khách đi lại qua BXMĐ cũ và mới đều giảm sâu. Tại BXMĐ cũ, mỗi ngày vận chuyển khoảng 9.500 lượt khách (giảm 70% so với trước dịch Covid-19), riêng BXMĐ mới mỗi ngày chưa đến 50 khách/21 tuyến đang hoạt động tại đây.

Theo ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ế khách. Thứ nhất, hệ thống hạ tầng kết nối quanh bến xe chưa hoàn chỉnh, trong đó nhiều dự án vẫn đang triển khai và 1-2 năm tới mới hoàn thiện (tuyến metro số 1 dự kiến cuối năm 2023 mới vận hành, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội vẫn còn dang dở đoạn qua tỉnh Bình Dương), chưa xây dựng cầu vượt trước BXMĐ mới, làm đường Hoàng Hữu Nam và đường A8 vẫn chưa thực hiện.

Nhiều giải pháp cứu Bến xe Miền Đông mới - Ảnh 1.

Bến xe Miền Đông mới vắng hoe

Thứ hai, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu đi lại của hành khách sụt giảm. Bên cạnh đó, đi lại bằng hàng không giá rẻ đang phát triển, thu hút lượng khách đi các tuyến đường dài. Thứ ba, tình trạng xe dù, bến cóc chưa xử lý triệt để, vẫn hoạt động trong nội thành, nhất là khu vực từ bến xe cũ đến ngã tư Bình Phước.

"Ngoài ra, chủ đầu tư BXMĐ mới là Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đất đai nên chưa thể cho thuê dịch vụ vì chưa được giao đất. Sở GTVT chỉ quản lý về mặt vận tải, còn đất đai liên quan đến Sở Tài nguyên và Môi trường, pháp lý cho thuê dịch vụ thì liên quan Cục Thuế, Sở Thông tin và Truyền thông" - ông Võ Khánh Hưng cho biết.

Bổ sung nhanh các tuyến xe buýt kết nối

Theo ông Võ Khánh Hưng, các dự án kết nối với BXMĐ mới như kể trên hiện đang được Sở GTVT đốc thúc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, dù một số dự án gặp vướng mắc về mặt bằng. Tuy nhiên, Sở GTVT không chờ mà đã chủ động thực hiện một số giải pháp trước mắt.

Cụ thể, Sở GTVT đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM rà soát, mở mới các tuyến xe buýt kết nối từ nội thành đến BXMĐ mới. Hiện đã có 4 tuyến đưa khách trực tiếp vào sảnh của BXMĐ mới gồm tuyến 55, 56, 93 và 16. Dự kiến sẽ đưa tiếp các tuyến 150, 601, 602, 603, 604 vào tận sảnh bến xe này và nghiên cứu mở thêm tuyến xe buýt mới có lộ trình giữa BXMĐ cũ và mới.

Ngoài ra, Vinbus cũng đề xuất mở mới 2 tuyến xe buýt điện kết nối từ nội thành đến BXMĐ mới nhưng phải chờ hoàn tất xây dựng các trạm sạc. "Để tạo thuận tiện, hành khách đi xe buýt sẽ được mang hành lý, hàng hóa lên xe và không quá 10 kg" - ông Võ Khánh Hưng nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở GTVT cũng cho hay trong tuần sau, Thanh tra Sở GTVT sẽ tăng cường một đội phối hợp cùng CSGT, công an địa phương tuần tra xử lý xe dù, bến cóc hoạt động quanh khu vực BXMĐ cũ và mới. Song song đó, tăng cường lắp camera ghi hình "phạt nguội" trên các tuyến đường này.

Trong khi chờ hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 cho BXMĐ cũ, Sở GTVT phối hợp với Samco đánh giá lại, cần thiết sẽ đề xuất bổ sung quy hoạch làm bãi lưu đậu cho một số tuyến hành khách liên tỉnh có lộ trình đi qua Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 để tạo thuận lợi cho hành khách và nhà xe.

Về việc có lùi thời gian di dời BXMĐ cũ ra BXMĐ mới cho đến khi tuyến metro số 1 đưa vào vận hành như đề nghị của Samco, ông Võ Khánh Hưng cho rằng không nhất thiết phải chờ. Việc di dời phụ thuộc tiến độ giải quyết các vướng mắc của chủ đầu tư như hoàn tất pháp lý đất đai, có cơ chế cho thuê mặt bằng trong bến... Trong tuần sau, Samco sẽ báo cáo Sở GTVT về giải pháp cùng tiến độ di dời.

Bến giảm xe, xe mất khách

BXMĐ mới cách bến xe cũ khoảng 20 km, là bến xe lớn nhất nước, tổng vốn đầu tư 4.000 tỉ đồng (giai đoạn 1 khoảng 740 tỉ đồng). Từ tháng 10-2020, bến xe này được đưa vào khai thác với 21 tuyến các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc nhưng mỗi ngày bến xe chỉ đón khoảng 50 - 60 khách với 9 - 10 lượt xe xuất bến, bình quân mỗi chuyến khoảng 7 hành khách. Do ế ẩm, hoạt động lỗ lã, một số nhà xe tạm dừng hoạt động, chuyển qua bến xe khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo