xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NGƯỜI MIỀN TRUNG ở sài gòn xưa

ĐẶNG YÊN HÒA

Đầu thế kỷ XX, chuyện sản xuất - kinh doanh ở lục tỉnh Nam Kỳ và đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn cần nhiều nhân công, nền báo chí phát triển mạnh và quy chế thuộc địa thoải mái hơn nên thu hút nhiều người từ miền Bắc và Trung vào làm việc.

Sách báo rải rác có nhắc đến nguồn nhân lực này ở miền Nam. Trong đó, Hà Thành ngọ báo, một tờ báo xuất bản tại Hà Nội nhưng thỉnh thoảng đưa bài vở ở Sài Gòn xa xôi, bổ sung một góc nhìn quý giá về đời sống thành phố này.

Hà Thành ngọ báo số 633 ra ngày 13-9-1929 có bài "Người Trung Kỳ ở Sài Gòn" của tác giả Thần Chung (có thể được đăng lại từ tờ Thần Chung của ông Diệp Văn Kỳ?). Bài báo khá thú vị với góc nhìn riêng độc đáo và chi tiết về cộng đồng người miền Trung vào Sài Gòn làm ăn, sinh sống thời ấy.

NGƯỜI MIỀN TRUNG ở sài gòn xưa - Ảnh 1.

Tác giả cho biết người miền Trung và miền Bắc nối lại cuộc liên thông với Nam Kỳ khoảng sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trước đó, họ có vào Nam làm ăn nhưng chỉ là số ít. Sau chiến tranh, nền kinh tế thuộc địa trở nên khó khăn. "Đói thì cái gối hay bò, cái chân hay chạy, cái giò hay đi" nên người Trung và Bắc kéo nhau lũ lượt vào Nam vì miền trong dễ làm ăn hơn.

Theo tác giả, người Bắc đã vào Nam trước người Trung, với số đông nhưng khác tính chất. Người Trung vào Nam nhiều từ năm 1924-1925. Trong 2 năm đó, Trung Kỳ gánh chịu nhiều tai họa với bão lụt và mất mùa nối tiếp nhau. Lúc ấy đã bắt đầu có nhiều xe cam-nhông chở khách từ Đà Nẵng đến tận Nha Trang - quãng đường dài lại nhiều núi, khó đi nhất trên đường vào Nam - nên không còn cản ngại gì nữa.

Đến giữa thập niên 1920, khoảng 50.000-60.000 người miền Trung đã vào Nam. Đó chỉ là con số tạm tính vì không có thống kê của nhà nước.

Trong số những người miền Trung vào Sài Gòn, dân Quảng Bình và Quảng Nam đông nhất, sau đó là Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên. Sài Gòn lúc ấy có khoảng 3.000 người Quảng Bình – ước tính từ số đang làm việc ở nhà máy đèn và từ giới chủ xe kéo vì người tỉnh này phần đông làm hai nghề ấy. Công việc ở nhà máy đèn gần như về hết tay người Quảng Bình, chỉ có số ít người Nghệ An và người Bắc chen vào. Còn phu kéo xe xem chừng không có người Bắc nào, chỉ có một ít người Nam, còn thì toàn người Trung mà cũng phần lớn là dân Quảng Bình.

NGƯỜI MIỀN TRUNG ở sài gòn xưa - Ảnh 2.

Ảnh: hải đông

Ở Sài Gòn thời đó, nhiều người Bắc buôn bán to và có cơ sở vững vàng. Trong đó, không ít người mang vốn liếng từ Bắc vào và đã cắm rễ làm ăn lâu đời. Còn người miền Trung hầu hết vào Sài Gòn với hai tay không nên vị trí xã hội không so được với người Bắc.

Người Quảng Nam vào Sài Gòn làm những nghề như hớt tóc, may đồ, bồi dọn phòng, bồi bếp cho Tây, làm công ở các hãng buôn. Ngoài ra, họ còn làm thợ mộc, thợ nề và các việc vặt khác. Họ sống trong các xóm nhà lá hay những nơi còn hẻo lánh lúc ấy như Đất Đỏ, Chợ Đũi, Tân Định, Đa Kao, Khánh Hội.

Dân miền Trung ở Sài Gòn cũng có vài chục người mở tiệm, lập doanh nghiệp nhỏ. Sài Gòn lúc đó có hơn 10 tiệm may, hơn 10 tiệm hớt tóc và một số tiệm tạp hóa, nhà trọ của người Trung. Dân Quảng Bình làm nghề điện ở Sài Gòn cũng có vài chục người lập doanh nghiệp riêng, mở cửa hàng bán đồ điện. Người Quảng Bình đã nắm độc quyền nghề điện ở Sài Gòn, người Hoa và người Bắc cũng không giành với họ được.

Ngoài những người buôn bán và bán sức lao động, một số thanh niên từ miền Trung vào Sài Gòn nằm trong những học trò bãi khóa, người làm việc bị bãi chức. Họ có khoảng 600-700 người, dạy học ở trường tư, làm việc ở hãng buôn, một số làm việc ở nhà in và các tòa soạn báo.

Năm 1942, trong cuốn "Túi bạc Sài Gòn" tác giả Vũ Xuân Tự bổ sung vài thông tin về người miền Trung ở Sài Gòn: "Giống như dân Bắc, người Trung ở Sài Gòn cũng làm công, buôn bán, mở công nghệ, lập hội... Trên thương trường, người Trung ít có tên tuổi, thường bị lẫn lộn với người Nam. Hàng hóa đều là buôn ngay tại Sài Gòn, sản vật Trung Kỳ gửi vào không bao nhiêu. Về công nghệ, người Trung dọn được nhiều hiệu may có danh tiếng trên đường d’Espagne (Lê Thánh Tôn ngày nay – PCL) và Amiral Courbet (Nguyễn An Ninh). Dân cư làm thợ giày, thợ mũ đầm, thợ cạo, thợ may đầm hiếm lắm. Hạng làm công gồm cả dân thầy, viết báo, dân thợ, kéo xe... chung đụng lẫn lộn với người Nam, người Bắc".

Sau thời gian dài sống và làm ăn ở Sài Gòn, một số người Trung và Bắc trở về quê hương nhưng phần lớn trụ lại sinh cơ lập nghiệp. Có thể thời gian đầu, người Trung chưa "sâu rễ, bền gốc" nhưng dần dần, họ đã có chỗ đứng vững chắc và làm chủ nhiều doanh nghiệp lớn, rạp hát, trường học...

"Nam Kỳ đất rộng mà người còn thưa. Không có người ở xứ khác đến thì ở đây thiếu nhân công. Nếu không có người Trung, Bắc vào đây thì người Nam Kỳ phải cần đến khách trú (người Hoa) trong mọi việc. Nếu cần thiết hơn thì khách trú kéo qua làm ăn người càng đông, thì chi bằng để người Trung, Bắc vào làm việc vì là anh em một nhà"

(Thần Chung - "Người Trung Kỳ ở Sài Gòn")

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo