xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngộ độc rượu chứa methanol: Ai chịu trách nhiệm?

Lê Đăng Doanh

(NLĐO) - Từ những vụ ngộ độc rượu gần đây, cần đặt ra vấn đề về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý sản xuất, sử dụng rượu, bia.

Chỉ trong vòng ít ngày, ở TP HCM đã xảy ra liên tiếp những vụ ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) sau khi uống rượu. Trong đó, một vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong và 6 người khác nhập viện; một vụ khác khiến 5 người nhập viện.

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM sau đó đã xử phạt Công ty TNHH Nhà hàng Mr Bao Cuisine (TP Thủ Đức) tổng số tiền hơn 26,3 triệu đồng với vi phạm tại chi nhánh số 10A Tăng Nhơn Phú (phường Phước Long B, TP Thủ Đức) - nơi xảy ra vụ ngộ độc methanol khiến 2 người tử vong và 6 người khác nhập viện.

Ngộ độc rượu chứa methanol: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Một ca ngộ độc cồn công nghiệp điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ ngộ độc cồn công nghiệp diễn ra trong thực tế. Tình trạng lạm dung bia rượu kém chất lượng đang diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước từ nông thôn đến thành thị, tác động đến sức khỏe và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

Theo thống kê năm 2018, bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất/năm, tương đương với 170 lít bia/năm. Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu, bia/người.

Tình trạng uống rượu, bia quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam. Năm 2015, số nam giới có sử rượu, bia chiếm 44,2%, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Tỉ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy hại tăng cao qua các năm ở cả nam và nữ giới. Theo đó, cứ 3 nam giới thì có 1 người uống ở mức nguy hại.

Ngày 14-6-2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14), có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, MTTQ các cấp và chính quyền địa phương về việc thực hiện các quy định tại luật này.

Những vụ việc đáng tiếc trên là hồi chuông nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan về trách nhiệm cụ thể của mình. Cần xem xét nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để tránh lặp lại những vụ việc tương tự trong tương lai.

Từ khi luật có hiệu lực vào ngày 1-1-2020 đến nay, chưa có thống kê, báo cáo nào đánh giá cụ thể về hiệu quả của luật. Không rõ lượng tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người có giảm không? Tai nạn giao thông có nguyên nhân từ việc uống rượu, bia có bớt không? Luật có khả năng đẩy lùi tệ nạn lạm dụng rượu, bia đang tăng lên hay không?

Trong thời đại kinh tế số, xã hội số, việc phát động tai - mắt của người dân để giám sát việc sản xuất rượu lậu hay kinh doanh bia, rượu nhập lậu, trốn thuế cùng tệ nạn lạm dụng rượu, bia cần được phát huy hơn nữa.

Vai trò của Đoàn Thanh niên trong trường học cần được phát huy hơn nữa để đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng sinh viên chìm trong "ma men", thậm chí bị ngộ độc rượu, bia.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp trong quản lý sản xuất, sử dụng rượu, bia cần được xác định rõ ràng. HĐND các cấp cần chất vấn, giám sát nghiêm túc hoạt động này.

Cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ những vụ việc đau lòng, từ đó có những bài học mới trong quản lý, giảm sát, không để các vụ việc rơi vào lãng quên vô ích!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo