xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn làm công chức tốt, trước hết hãy là một công dân tốt

Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP HCM

Đạo đức công vụ trước hết được hình thành từ đạo đức của từng cá nhân. Một người có đạo đức sẽ biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì cái chung

Thời gian qua, một số địa phương xảy ra nhiều chuyện cán bộ, công chức (CB, CC) có những hành vi ứng xử không đẹp với người dân trong khi thực thi công vụ mà báo chí gọi là hình ảnh phản cảm. Nhiều câu hỏi đặt ra vấn đề đạo đức công vụ (ĐĐCV) của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.

Khái niệm ĐĐCV mới nghe qua có vẻ hàn lâm, cao siêu nhưng thực chất rất đời thường. ĐĐCV thực chất là hành vi, thái độ ứng xử của CB, CC thông qua mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cCB, CC với nhau, giữa CB, CC với quần chúng nhân dân.

ĐĐCV trước hết được hình thành từ đạo đức của từng cá nhân. Một người có đạo đức sẽ biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì cái chung. Đạo đức được ví như nguồn gốc nuôi dưỡng và phát triển con người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đức, nếu không có đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Muốn làm công chức tốt, trước hết hãy là một công dân tốt - Ảnh 1.

CB, CC phải có hành vi và thái độ chuẩn mực với người dân khi thực thi công vụ (Trong ảnh: Hướng dẫn người dân lăn tay làm CMND- Ảnh: Hoàng Triều)

Xét về khía cạnh xã hội, CB, CC trước hết là con người, là công dân nên để có được một CB tốt, trước hết họ phải là một công dân tốt. Tiếp đến vì là CB, CC được giao nhiệm vụ thực thi công vụ nên đòi hỏi họ phải am hiểu và thực thi pháp luật đúng đắn. Khi thực thi công vụ, CB, CC phải công tâm, khách quan, phải thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ "phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư" và phải chuyển tải những giá trị cốt lõi của pháp luật vào cuộc sống. Khi thực thi công vụ, CB, CC phải có hành vi và thái độ chuẩn mực với người dân; hợp đạo lý và lẽ công bằng của xã hội; không hiếp đáp người dân, nhất là người yếu thế, người già cả. Tuyệt đối, CB, CC không thể lấy lý do "vì thực thi công vụ" mà có những hành xử thái quá, sai trái với chuẩn mực chung; không được dùng hành vi sai trái để trấn áp một hành vi sai trái, không được dùng cái sai để xử lý cái sai…. Hơn hết, người CB, CC khi thực thi công vụ cần lấy cái tâm, cái đức của mình để cảm hóa, thuyết phục hành vi sai trái của người dân, đó mới là CB tốt, có tâm, có tầm.

Vì vậy, để không xảy ra tình trạng CB, CC vi phạm đạo đức công vụ, gây ra những hình ảnh phản cảm, mỗi CB, CC không cần phải làm chuyện gì cao siêu mà chỉ thực hiện đúng tinh thần: Làm một người tốt, người tử tế.

Trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về đạo đức vào trong tiêu chí tuyển chọn. Người có bằng cấp, kiến thức giỏi đến mấy nhưng nếu thái độ, hành vi ứng xử không đạt thì kiên quyết không tiếp nhận, tuyển chọn. Bác Hồ đã từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng" nên nếu tuyển dụng, giao nhiệm vụ, công việc cho người thiếu đạo đức sẽ dễ dẫn đến sai phạm, hách dịch, cửa quyền, vi phạm chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ, làm giảm giá trị, hình ảnh của người CB, CC, làm mất lòng tin của người dân vào chế độ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo