xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lòng tốt đâu phải điều xa xỉ: Hoa nở trên mảnh đất lành

Ngọc Hân ghi

Dang tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh cũng giống như đang gieo những hạt mầm xanh trên đất. Qua thời gian, hạt mầm sẽ nảy nở, cho ra những bông hoa rực rỡ làm đẹp cho cuộc đời

Đó chính là câu chuyện của chị Trịnh Thị Cẩm Hường (ngụ tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), hiện là nhân viên của Tổ chức Tài chính vi mô CEP (tiền thân là Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, thuộc LĐLĐ TP HCM).

Chiếc phao cứu sinh

10 năm trước, khi Hường còn là nữ sinh THPT, như bao bạn đồng trang lứa, chị cũng ôm ấp ước mơ được vào giảng đường đại học.

Thế nhưng, ngoài căn nhà bằng lá dừa nước xập xệ, gia đình chị không có tài sản gì đáng giá. Để có thể theo đuổi ước mơ, ngoài việc chăm chỉ học, cứ 2 giờ sáng, Hường lại thức dậy cùng cha mẹ nắn bột, chiên từng cái bánh tiêu đem ra chợ bán. 5 giờ sáng, mẹ mang bánh tiêu đi bán, Hường lật đật ôn bài chuẩn bị đến trường. Nguồn sống của cả nhà chỉ nhờ vào gánh bánh tiêu, được khoảng vài chục ngàn đồng/ngày. Rất nhiều lần nhìn gót chân nứt nẻ của mẹ do rong ruổi khắp mọi nẻo đường rao bán bánh, những giọt mồ hôi ướt đẫm trên gương mặt đen đúa của cha mỗi khi nhào bột nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau, Hường xót xa, cắn răng định nghỉ học đi làm đỡ đần giúp ba mẹ.

Bất ngờ, Hường nhận được học bổng từ CEP. Như tìm được chiếc phao cứu sinh giữa dòng đời cuồn cuộn khó khăn, Hường được tiếp thêm sức mạnh, quyết tâm theo đuổi con đường học vấn với mong muốn thực hiện ước mơ giúp đỡ gia đình vơi bớt khó khăn, thoát khỏi cái nghèo và trả ơn cuộc đời. Những năm tháng học đại học, mỗi ngày Hường phải đạp xe hơn 10 km đến trường, thời gian rảnh Hường đi phụ việc ở các nhà hàng, quán ăn, bán sim dạo... Vừa ra trường, Hường gom góp tiền làm thêm lên TP HCM nộp hồ sơ ứng tuyển tại CEP.

Lòng tốt đâu phải điều xa xỉ: Hoa nở trên mảnh đất lành - Ảnh 1.

Chị Trịnh Thị Cẩm Hường trong ngày tốt nghiệp đại học. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Cám ơn cuộc đời

Vượt qua 2 vòng thi, đến vòng phỏng vấn trực tiếp, như một cái duyên, Trịnh Thị Cẩm Hường gặp lại chị nhân viên ngày xưa đã trao học bổng giúp đỡ mình. Cuộc tương phùng đầy xúc động, 2 chị em cầm tay nhau rưng rưng trước sự ngơ ngác của mọi người. Hường vừa khóc vừa kể lại trong giai đoạn khó khăn nhất, chị đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của CEP và có được ngày hôm nay. Cũng từ đó, Hường trở thành nhân viên của CEP.

Niềm vui chưa được bao lâu, 1 năm sau khi được nhận vào làm, Hường như chết lặng khi bị phát hiện u não, phải nhập viện ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Ước mơ báo hiếu cha mẹ, cống hiến cho đời như tan vỡ trước mắt. Rồi tiền đâu chạy chữa khi chi phí mổ vài trăm triệu đồng, tỉ lệ thành công lại thấp. Lúc đó, Hường rất tuyệt vọng, khóc rất nhiều. Cha mẹ không có tài sản gì ngoài căn nhà lụp xụp đang ở nhưng vẫn động viên Hường lo điều trị, sẽ bán đất trả tiền viện phí. Không kiếm được tiền cho cha mẹ, nhà lại còn đang thiếu nợ chưa trả được, giờ cha mẹ phải bán đất chữa bệnh cho mình, càng nghĩ Hường càng đau lòng. Chị nằng nặc ngăn cha mẹ bán đất, nếu trời không thương thì đành để chị chết đi, không thể để cha mẹ khổ hơn nữa.

Nhưng cuộc đời lại một lần nữa dang tay giúp đỡ Hường. Đồng nghiệp trên toàn hệ thống CEP đã không bỏ rơi chị. Ngoài việc thường xuyên vào bệnh viện chăm sóc, đút từng muỗng cháo, bón từng hớp nước, động viên Hường mau khỏe lại, họ cùng chung tay giúp đỡ chi phí phẫu thuật cho Hường. Rồi bạn bè đại học, mạnh thường quân… Số tiền gần 228 triệu đồng cùng tình yêu thương, chia sẻ của mọi người đã giúp Hường vượt qua giai đoạn khó khăn, phẫu thuật thành công và đi làm trở lại.

Trịnh Thị Cẩm Hường bảo tình người chính là động lực lớn nhất thôi thúc chị phải mạnh mẽ chiến đấu và nhanh chóng khỏi bệnh. Nằm trong bệnh viện, chị luôn cố gắng lạc quan vì sợ bệnh lâu sẽ phụ tấm lòng của mọi người. Bốn năm sau cơn bạo bệnh, nhìn lại chặng đường gian khổ đã qua, chị nói cuộc đời chị thật may mắn khi xung quanh luôn có những tấm lòng nhân ái dang tay giúp đỡ. Bây giờ gia đình chị đã ổn định, chị được tiếp tục công việc yêu thích và học được nhiều hơn 2 chữ tình người. Trưởng thành từ trong khó nhọc, Hường thấm thía và rất thấu hiểu giá trị công việc của mình nên chị đã cố gắng hết sức để giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn. Đây cũng là cách để chị trả ơn cho đời, cho những người đã dang rộng vòng tay giúp đỡ để Hường được sống và làm việc hạnh phúc như hôm nay. 

Hơn 4,1 tỉ đồng giúp 3 trẻ mồ côi

Tính đến 16 giờ 11 phút ngày 24-1, tổng số tiền bạn đọc chuyển qua tài khoản Báo Người Lao Động và đến trực tiếp tòa soạn để giúp đỡ 3 cháu bé mồ côi có cha mẹ tử vong dưới bánh xe container ở Bình Dương là 2.088.794.001 đồng. Số tiền bạn đọc đến trao trực tiếp cho gia đình các bé hơn 2,1 tỉ đồng (gia đình đã lập sổ tiết kiệm 1,7 tỉ đồng).

* Xem danh sách bạn đọc quyên góp cho 3 cháu bé trong vụ tai nạn ở Bình Dương tính đến 16 giờ ngày 24-1-2019 tại đây.

Đ.Phượng

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 22-1

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo