xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết vùng: Mạnh ai nấy làm!

Cao Nguyên - Phan Sỹ

Việc hình thành một cơ chế liên kết vùng để phát triển Tây Nguyên là cần thiết và cấp bách nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng của cả vùng

Là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế và chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nhưng Tây Nguyên vẫn là vùng chậm phát triển. Ông Phùng Thế Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nhấn mạnh: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến khu vực này chưa phát triển đúng với tiềm năng, lợi thế là do thiếu sự liên kết vùng, hợp tác giữa các địa phương không hiệu quả”.

Trong những năm qua, mặc dù các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) nhưng thực tế kết quả thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài (ĐTNN), vẫn còn rất hạn chế. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tính đến hết năm 2013, toàn khu vực Tây Nguyên chỉ thu hút được 139 dự án ĐTNN còn hiệu lực, với tổng vốn FDI đăng ký đạt 811 triệu USD. Như vậy, ĐTNN vào khu vực Tây Nguyên chiếm tỉ lệ nhỏ so với các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Cụ thể, chiếm khoảng 17% số dự án và 3,3% tổng vốn đăng ký của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, bằng 0,9% số dự án và 0,35% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước.

Ông Lê Văn Một, Phó Giám đốc Trung tâm XTĐT tỉnh Đắk Nông, thừa nhận tình hình thu hút ĐTNN vào Tây Nguyên còn kém là do thiếu sự liên kết giữa các địa phương. “Việc thực hiện liên kết vùng vẫn tồn tại một số vấn đề về hình thức liên kết, cách thức triển khai, nội dung liên kết quá rộng, thiếu chiều sâu, chưa có sự phối hợp trao đổi thường xuyên giữa các đơn vị nên không thể tránh khỏi tình trạng liên kết chỉ là trên giấy tờ…” - ông Một nhấn mạnh.

Thiếu sự liên kết vùng là một trong những nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư vào Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong ảnh: Ngã sáu Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkẢnh: Cao Nguyên
Thiếu sự liên kết vùng là một trong những nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư vào Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong ảnh: Ngã sáu Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkẢnh: Cao Nguyên

Thực tế cho thấy các tỉnh tự làm, tự xây dựng các danh mục đầu tư rồi kêu gọi đầu tư, sau đó đưa ra tại các hội nghị XTĐT chứ không hỗ trợ nhau cùng xây dựng một danh mục thế mạnh của từng tỉnh, nâng tầm thành thế mạnh của cả vùng. Ngay  trong việc liên kết phát triển nông nghiệp, công nghệ cao thì thời gian qua, chỉ có 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng triển khai thực hiện được một số dự án mà không có sự phối hợp tổng thể của 5 tỉnh Tây Nguyên. Ông Một thẳng thắn đánh giá: “Cơ quan đầu mối trong việc liên kết là Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Trung tâm XTĐT miền Trung chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chưa thực sự vào cuộc cùng các địa phương để tăng tính liên kết vùng” - ông Một nhận xét.

Bàn thêm về liên kết vùng - đòn bẩy để Tây Nguyên phát triển, ông Phùng Thế Vinh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, cũng chỉ ra hàng loạt yếu kém: “Sự hợp tác, liên kết vùng ở khu vực Tây Nguyên chưa rõ rệt, chặt chẽ trên mọi lĩnh vực; hình thức liên kết chưa phù hợp, chưa đáp ứng được điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu phát triển của vùng. Cách thức triển khai các nội dung chương trình liên kết cũng chưa cụ thể, chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa các tỉnh, dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, cạnh tranh giữa các địa phương nên không đạt kết quả”.

Theo ông Vinh, có nhiều vấn đề không thể đánh giá qua từng năm mà phải liên kết thực hiện trong nhiều năm. Ví dụ, trong năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với các tỉnh triển khai quyết liệt vấn đề thủy điện và được đánh giá là hoàn thành tốt về việc tham mưu cho Chính phủ. Tuy nhiên, năm nay chắc chắn sẽ phát sinh một loạt vấn đề mà các tỉnh cần phải phối hợp xử lý, như vấn đề thủy điện xả lũ vào nhà dân, chưa bồi thường tái định cư cho người dân… “Việc hình thành một cơ chế liên kết vùng để phát triển Tây Nguyên là cần thiết và cấp bách nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng của cả vùng, tránh phân tán, mạnh ai nấy làm như hiện nay ” - ông Vinh góp ý.

Áp lực lớn về ​an sinh xã hội

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013, Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - nhấn mạnh mục tiêu năm 2014 ở khu vực Tây Nguyên là tiếp tục ổn định chính trị, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc...

Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng đang là áp lực lớn đối với các tỉnh Tây Nguyên. Về an ninh - chính trị, hoạt động của các đạo lạ... diễn biến phức tạp, các đối tượng đã lôi kéo, dụ dỗ người dân chống đối chính quyền ảnh hưởng đến an ninh - chính trị địa phương. Tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như: hệ thống giao thông, đường sá xuống cấp, chậm được cải thiện; nạn phá rừng, săn bắn động vật hoang dã tiếp tục diễn ra gay gắt. Trong đầu tư phát triển thủy điện vẫn còn nhiều công trình, dự án chậm khắc phục hậu quả về môi trường, đền bù tái định canh, định cư cho người dân. Chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn thấp và chậm được cải thiện...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo