xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lên đỉnh đầu năm

Hồng Ánh - Ảnh: Sở VH-TT-DL Phú Yên cung cấp

(NLĐO) - Nếu đầu năm chinh phục được đỉnh núi ấy, thì mọi khó khăn, trở ngại trong năm đều xem là… con muỗi.


Lên đỉnh đầu năm - Ảnh 1.

Lên đỉnh núi Đá Bia đầu năm

Đó là cảm nhận của ông Lê Đủ, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên, khi nói về việc chinh phục đỉnh núi Đá Bia đầu năm của mình. Mười lăm năm qua, từ khi ông còn làm Bí thư Tỉnh đoàn đến bây giờ sắp đến tuổi về hưu, năm nào cũng vậy, cứ mùng 4 Tết thì ông cùng vợ và nhóm bạn gần 20 gia đình lại khăn gói lên núi.

Lên đỉnh đầu năm - Ảnh 2.

Núi Đá Bia nhìn từ cánh đồng Tuy Hòa

Mỗi gia đình đều tự trang bị thức ăn và nước uống trong ngày. Trong đó nước uống phải đảm bảo ít nhất mỗi người 1 lít vì nếu thiếu thì chẳng biết tìm đâu ra nước uống trên đỉnh núi này. Và cũng chẳng ai chuẩn bị giúp ai thức ăn, nước uống, không phải vì "Bùi Kiệm" mà vì sẽ rất mệt khi mang vác thêm khi lên núi.

Để đón ánh nắng đầu tiên trong ngày trên đỉnh núi thì mọi người phải dậy từ lúc gà gáy đầu và tập trung nơi chân núi (trên đèo Cả). Chỉ 2,2 km đường từ chân lên đỉnh núi, nhưng phải mất 2 giờ đi bộ vì nhiều đoạn dốc dựng đứng, nhiều lúc người đi muốn thở… cả bằng lỗ tai. Đấy là giờ đây tỉnh Phú Yên đã làm con đường bằng bậc tam cấp từ chân núi lên đỉnh nên việc leo núi có phần dễ dàng. Còn cách đây độ 10 năm, đường lên đỉnh Đá Bia chỉ là con đường mòn nhỏ của dân đi địu (tìm trầm) mở, lắm lúc đi lạc, cả ngày vẫn chưa lên được đỉnh núi mà tìm đường về cũng chẳng ra.

Lên đỉnh đầu năm - Ảnh 3.

Tương truyền vua Lê Thánh Tông cho người khắc bia lên vách khối đá trên đỉnh núi

"Sáng đầu năm ở đây vui như hội vậy. Chúng tôi đi mùng 4 Tết mà sáng ra đã có trên 200 người tập trung nơi chân núi rồi. Nhiều nhóm còn đi sớm hơn, từ mùng 1 Tết" – ông Đủ cho hay. Theo ông, chinh phục đỉnh Đá Bia hàng năm như thước đo cho sức khỏe và tinh thần. Nếu vượt được điểm dừng nghỉ chân giữa đường trong chuyến leo núi năm ngoái, tức sức khỏe năm nay đã được cải thiện. Còn nếu không thì ngược lại. "Chinh phục được đỉnh núi Đá Bia sẽ có cảm giác như mọi khó khăn, thử thách trong năm đối với mình là rất nhỏ bé, chỉ là… con muỗi mà thôi" – ông Đủ bộc bạch.

Tết này, ông Nguyễn Lê Tiến (59 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) lại về Phú Yên ăn Tết cùng người bạn từ thời chiến trường K của mình. Năm ngoái, ông về đây thăm bạn và được bạn rủ rê leo núi. Ông đi thử và không ngờ đâm ra thích, dẫu ngày xưa, nơi chiến trường, ông băng qua không biết bao nhiêu ngọn núi, ngọn đồi. "Chẳng có gì thích thú bằng cảm giác khi lên đến đỉnh núi. Dang 2 tay, 2 chân, hướng mặt xuống Vũng Rô mà hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành của ngày đầu năm trong cái lạnh tỏa ra từ đỉnh núi cao. Mình bỗng chốc thấy như… Từ Thức" – ông Tiến cười khoái chí.

Lên đỉnh đầu năm - Ảnh 4.

Bình yên nơi chân núi Đá Bia

Năm năm trước, tỉnh Phú Yên đã tổ chức cuộc thi leo núi Đá Bia vào ngày Thể thao Việt Nam (27-3). Ban tổ chức đã không ngờ vừa mới thông báo thể lệ cuộc thi, lập tức nhiều đoàn ở khắp các tỉnh trong cả nước đã đăng ký. Ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, cho hay tỉnh Phú Yên xem đây là cuộc thi truyền thống, sẽ được tổ chức hàng năm.

Huyền thoại núi Đá Bia

Núi Đá Bia còn gọi là Thạch Bi Sơn có độ cao 706 m so với mặt nước biển thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên), soi mình xuống Vũng Rô huyền thoại. Không phải là đỉnh núi cao nhất của Phú Yên, nhưng là đỉnh núi cao nhất trong dãy Trường Sơn vươn ra biển giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (đèo Cả). Tương truyền, khi vua Lê Thánh Tông đưa quân mở mang bờ cõi về phía Nam vào năm 1470, nhà vua đã sai quân lính leo lên đỉnh núi, tạc bia vào vách đá thể hiện cương vực của nước Đại Việt. Vì thế mới có tên gọi núi Đá Bia.

b4

Người xưa còn gọi khối đá khổng lồ trên đỉnh Đá Bia là hòn Vọng Phu

Trên đỉnh núi là 1 khối đá khổng lồ cao hơn 80m có dáng như mẹ bồng con, đứng xa gần trăm cây số vẫn nhìn thấy. Vì thế, người xưa cũng gọi đây là hòn Vọng Phu. Các bà mẹ trẻ Phú Yên ngày nay vẫn hay hát ru con câu hát ru ngày xưa:

Chiều chiều mây phủ Đá Bia

Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng

Mất chồng như nẫu mất trâu

Chạy lên chạy xuống cái đầu chơm bơm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo