xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao đao với hồ tiêu

Hoàng Thanh - Công Nguyên

Giá tăng mạnh, diện tích hồ tiêu phát triển ồ ạt, trong khi dịch bệnh hoành hành khiến người trồng trắng tay

Bất chấp việc nhiều diện tích cây hồ tiêu mắc bệnh chết, giảm năng suất, đầu mùa mưa này, người dân ở Tây Nguyên lại đổ xô xuống giống cây trồng này.

Phá vỡ quy hoạch

Theo thống kê của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), chỉ trong 3 năm, diện tích hồ tiêu cả nước đã tăng đột biến. Năm 2012, cả nước chỉ có hơn 57.000 ha hồ tiêu nhưng đến năm 2015, diện tích cây công nghiệp này đã tăng lên hơn 85.000 ha, vượt quy hoạch hơn 35.000 ha.

Nhiều vườn tiêu tại tỉnh Đắk Lắk bị chết hàng loạt Ảnh: Công Nguyên
Nhiều vườn tiêu tại tỉnh Đắk Lắk bị chết hàng loạt Ảnh: Công Nguyên

Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất và tăng nhanh nhất. Năm 2005, tỉnh này chỉ có hơn 3.580 ha, đến hết năm 2014 vọt lên hơn 13.000 ha. Trong khi đó, quy hoạch cây hồ tiêu của tỉnh đến năm 2020 chỉ 5.000 ha.

Trong những năm qua, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… cũng phát triển mạnh diện tích trồng hồ tiêu. Trong đó, Đắk Lắk có hơn 16.000 ha, Đắk Nông khoảng 14.000 ha, Bình Phước gần 13.000 ha… Đầu mùa mưa năm nay, nhiều hộ dân ở những tỉnh này vẫn tiếp tục trồng thêm, thậm chí chuyển đổi từ cây cao su, cà phê sang hồ tiêu.

Gia đình ông Vũ Văn Am (ngụ thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) có 4 ha cao su đã 5 năm tuổi. Vài năm qua, do giá cao su liên tục giảm, ông quyết định chuyển đổi 2 ha cao su sang trồng hồ tiêu. “Do không có nhiều vốn nên tôi chỉ dám chuyển đổi một nửa diện tích cao su sang trồng hồ tiêu. Ở đây, nhiều gia đình cũng làm như tôi” - ông Am nói.

Trước tình hình trên, Cục Trồng trọt đã kiến nghị các sở NN-PTNT quy hoạch diện tích hồ tiêu trên địa bàn, giảm diện tích những vùng ít thích hợp, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển cây hồ tiêu bền vững.

Cây chết hàng loạt

Theo nhiều người ở Đắk Lắk, phần lớn những hộ mở rộng diện tích trồng tiêu không chú trọng đến việc cải tạo đất, xử lý mầm bệnh, trồng trên vùng đất không phù hợp, bón phân hóa học với liều lượng cao… đã làm bệnh trên cây ngày càng lây lan rộng. Đặc biệt, các loại nấm làm thối bộ rễ đã tàn phá nhanh các vườn tiêu. Số liệu từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho thấy, từ năm 2014 đến nay, tỉnh này có hơn 2.000 ha hồ tiêu chết vì bệnh.

Bà Nguyễn Thị Bích (ngụ xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết “Dành hết vốn liếng đầu tư 200 trụ tiêu. Mới thu hoạch được 1 năm, vừa rồi hơn 100 trụ bị héo, rụng lá, chết khô. Mỗi trụ tiêu từ lúc trồng đến khi thu hoạch phải đầu tư hơn 2 triệu đồng. Dù đã phá bỏ diện tích cây chết để trồng mới nhưng cũng lo mầm bệnh còn trong đất lại làm tiêu chết hàng loạt”.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, để phòng trừ bệnh trên cây tiêu, cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó phòng bệnh có vai trò quyết định. Người trồng phải sử dụng cây giống sạch bệnh, thoát nước tốt để tránh làm tổn thương bộ rễ, thường xuyên bổ sung phân hữu cơ, sử dụng các chế phẩm vi sinh để hạn chế sự phát triển của bệnh…

Vừa qua, dù các đơn vị liên quan đã triển khai nhiều hoạt động để phòng tránh dịch bệnh trên cây tiêu cho người dân nhưng tình trạng cây chết hàng loạt vẫn xảy ra tại các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum...

TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho rằng cây tiêu chết hàng loạt chủ yếu là do nhiễm nấm Phytophthora và bệnh tuyến trùng. Tuy nhiên, 2 bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Chưa trả hết nợ, lại phải vay tiếp

Ông Phạm Đức Thuận (ngụ huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có 2 ha hồ tiêu mới thu hoạch vụ đầu thì bỗng dưng chết 900 trụ. “Tiêu chết chóng cả mặt. Ai chỉ cách nào tôi cũng làm theo, từ trồng cỏ đậu giữ ẩm, phun thuốc, rắc vôi... nhưng cây vẫn cứ chết. Với 900 trụ tiêu vừa chết, tôi đã mất gần 1 tỉ đồng đầu tư” - ông Thuận ngao ngán.

Trước đây, gia đình bà Trần Thị Vân Anh (ngụ huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai), mỗi năm thu được khoảng 5 tỉ đồng từ 5.000 trụ tiêu. Năm rồi, vườn tiêu của bà chết gần một nửa nên năm nay, bà phải vay ngân hàng tiếp để trồng lại. Bà Vân Anh lo lắng: “Thấy 2.500 trụ tiêu chết mà xót cả ruột. Tiền đầu tư ban đầu phải vay ngân hàng, mới thu được 2 năm chưa trả hết nợ, giờ lại phải vay tiếp”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo