xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Lối ra mới cho bán đảo Bình Quới - Thanh Đa

Trần Văn Trãi

Đầu tư bán đảo Bình Quới - Thanh Đa thành khu đô thị sinh thái và du lịch vừa thân thiện với môi trường, phục vụ du lịch vừa đa dạng hóa việc sử dụng đất, giữ hệ sinh thái khép kín, tự cân bằng...

Đơn vị đồng hành:Bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP HCM) rộng khoảng 427 ha, có lợi thế sông nước bao bọc, cảnh quan xanh đẹp. Ở đây có những con đường sâu hun hút đến tận bờ sông được những hàng cây lâu năm che bóng mát. Quần thể động thực vật bao quanh bờ sông như vòng tròn thiên nhiên vùng sông nước làm cho bầu không khí mát mẻ, cân bằng sinh thái, thanh lọc ô nhiễm, giúp bảo vệ bờ sông khỏi bị xói mòn. Giá trị quần thể động thực vật, cảnh quan thiên nhiên giữa lòng đô thị không chỉ là nơi thư giãn tuyệt vời mà còn tạo thêm màu xanh, góp phần làm sạch môi trường.

Đầu tư khu đô thị sinh thái và du lịch

Tuy nhiên, đã 25 năm qua, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa vẫn đang chờ thực hiện quy hoạch dự án. Chừng ấy thời gian, những dự án do nhà đầu tư trước đây lập nay đã không còn phù hợp. TP HCM đã có nhiều khu văn hóa, thể thao, nên chăng có hướng mới, chú trọng bảo vệ cảnh quan, xây dựng môi trường sống trong lành, xanh sạch gần gũi với thiên nhiên. Chẳng hạn, xem xét đầu tư Bình Quới - Thanh Đa thành khu đô thị sinh thái và du lịch.

Đặc điểm các khu đô thị sinh thái là thân thiện với môi trường, phục vụ du lịch, hướng đến phát triển bền vững với nguyên tắc xâm phạm ít nhất đến tự nhiên. Hơn nữa, đa dạng hóa việc sử dụng đất, giữ cho hệ sinh thái được khép kín và tự cân bằng, giữ cho phát triển dân số và tiềm năng của môi trường tài nguyên thiên nhiên được cân đối tối ưu. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình đô thị sinh thái như Curitiba (Brazil), Bắc Hải (Trung Quốc), Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức)… Nhật Bản có những đô thị sinh thái nối tiếng như Kawasaki, Kitakyushu… Singapore cũng đã sở hữu đô thị sinh thái Thiên Tân Sino. Mỗi đô thị sinh thái này 1 năm thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm.

Nếu Bình Quới - Thanh Đa trở thành đô thị sinh thái và du lịch, lúc đó sẽ tăng cường đáng kể không gian thoáng đãng cùng với mảng xanh có sẵn kết hợp trồng thêm nhiều loại cây và hoa, giúp con người thân thiện với nhau hơn, làm đẹp thêm cho TP đang bị cho là ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông.

Lắng nghe người dân hiến kế: Lối ra mới cho bán đảo Bình Quới - Thanh Đa - Ảnh 1.

Bán đảo Bình Quới - Thanh Đa nhìn từ trên caoẢnh: Hoàng Triều

Nhiều cách kêu gọi đầu tư

Thuận lợi hơn nữa khi chính quyền và cơ quan chức năng hoàn toàn có thể dễ dàng điều chỉnh lại chức năng cùng với ranh quy hoạch cho phù hợp với thực tế, vừa tạo điều kiện cho người dân tự phát triển kinh tế theo mô hình đô thị sinh thái và du lịch. Những trường hợp phải di dời để bàn giao mặt bằng, nếu có nguyện vọng vẫn có thể bố trí tái định cư trong khu vực dự án kết hợp với việc giải tỏa 23 lô chung cư Thanh Đa đã xuống cấp trầm trọng có tuổi đời gần 50 năm trên diện tích đất rộng 36 ha.

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cùng với nghỉ dưỡng đầy đủ và đa dạng các tiện ích. Môi trường luôn xanh - sạch - đẹp, không vũ trường ồn ào, không quán nhậu tràn lan... Cơ cấu đô thị phù hợp khả năng sử dụng đất, kiến trúc được thiết kế. Giao thông với thứ tự ưu tiên đi bộ, xe đạp, phương tiện công cộng bằng xe điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch rồi mới đến ôtô. Năng lượng sử dụng ưu tiên có thể tái tạo như gió, ánh sáng mặt trời… Đáp ứng tốt nhất chỗ ở, giáo dục, việc làm, sinh hoạt cho cộng đồng. Tất nhiên đi kèm theo đó là chính sách để triển khai thực hiện, công cụ quản lý hiệu quả.

TP HCM vừa có thêm địa điểm du lịch giữ được bản sắc sông nước, dễ dàng tái hiện không gian "trên bến dưới thuyền". Tận dụng sông Sài Gòn bao quanh cùng với địa thế gần trung tâm TP để khai thác du thuyền, kết hợp kinh doanh ẩm thực truyền thống các món ăn Nam Bộ, làm cho không gian đô thị sinh thái và du lịch trở nên sống động và ý nghĩa hơn.

Tiền đâu cho những đầu tư này? TP HCM có nhiều cách làm, trong đó có thể đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Kêu gọi đầu tư đô thị sinh thái và du lịch thì không chỉ trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng nếu chính quyền và cơ quan chức năng có giải pháp mời gọi thành tâm và kiên định. Để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, áp dụng theo cách "thóc đâu bồ câu tới đó". Trước tiên cần hành lang pháp lý rõ ràng và quy hoạch dự án bài bản. Ban đầu có thể sử dụng vốn ngân sách đầu tư trước hệ thống giao thông gồm các trục đường chính tạo ra các quỹ đất sạch dọc theo hai bên đường để bán đấu giá và kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật liên quan phục vụ cho đô thị sinh thái và du lịch.

Ngoài ra, kết hợp với người dân trong khu vực góp vốn bằng mảnh đất đang sử dụng vừa đỡ tốn chi phí bồi thường vừa thuận lợi trong giải phóng mặt bằng. Chỉ cần một đơn vị có năng lực làm đầu mối tổ chức thực hiện, thẩm định giá đất sau khi đầu tư dự án so với giá đất hiện tại và tính ra tỉ lệ lợi nhuận sau khi dự án được hoàn thành khai thác kinh doanh, nếu có lợi thì người dân sẽ tham gia như đóng góp cổ phần. 

Mời tham gia cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế"

Ngay sau Kế hoạch số 305-KH/TU ngày 29-8-2019 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM về "Khảo sát, tiếp nhận ý kiến của người dân góp phần xây dựng TP HCM sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước" được triển khai, ngày 24-9, Báo Người Lao Ðộng đã phát động cuộc thi với chủ đề "Lắng nghe người dân hiến kế". Cuộc thi nhằm tiếp nhận những ý kiến có thể triển khai trong thực tế để đăng tải trên các phương tiện xuất bản của Báo Người Lao Ðộng.

Nội dung tác phẩm dự thi là những hiến kế gần gũi với đời sống, phục vụ tốt cho cộng đồng và sự phát triển của TP cũng như cả nước; những hiến kế về việc xây dựng, sửa chữa, quy hoạch đô thị, giao thông, cầu đường, cải cách hành chính, giáo dục, y tế, khởi nghiệp... Tác phẩm chưa từng gửi đăng bất kỳ trên báo, tạp chí nào.

Ðối tượng tham gia là người lao động trên cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài; chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân... Các tác phẩm dự thi được tính từ ngày 24-9 đến hết 31-12-2019. Các tác phẩm dự thi gửi về: Báo Người Lao Động, 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM hoặc gửi qua email: bandoc@nld.com.vn (vui lòng để lại thông tin liên hệ, số điện thoại). Sẽ có một giải nhất (50 triệu đồng), một giải nhì (30 triệu đồng) và 2 giải ba (mỗi giải 10 triệu đồng) được công bố và trao vào quý I/2020.DO9N

Đơn vị đồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế: Lối ra mới cho bán đảo Bình Quới - Thanh Đa - Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo