xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Bảo tồn biệt thự cổ: Không khó

KTS-ThS Trần Vĩnh Nam

Cần có kinh phí bảo tồn các căn biệt thự cổ nhưng nếu kinh phí không dùng vào mục đích cụ thể thì cũng không đạt được kết quả mong muốn

Nhiều năm gắn bó và nghiên cứu đô thị TP HCM, tôi xót xa nhận ra những kiến trúc cũ đang mờ dần.

"Còn gì mà ngắm!"

"Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1" là câu nói một thời mô tả một cách rõ nét về đô thị TP HCM. Quận 3 được cho là "thủ phủ" biệt thự cổ, bởi nơi đây có hàng loạt con phố biệt thự Pháp, nhiều cây xanh, ít xe và rất yên tĩnh như đường Tú Xương, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhiệm, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Xuân Hương... Theo thống kê chưa đầy đủ, TP HCM có hơn 1.200 công trình biệt thự cũ và trong số đó một nửa có giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử.

Thế nhưng, cùng với sự phát triển chung, tất cả đang dần thay đổi. Những căn nhà trăm năm tuổi đang bị thay thế bởi những tòa chung cư với hàng trăm căn hộ. Mới đây, tôi sửng sốt trước thông tin hơn 100 căn biệt thự ở quận 1 bị loại bỏ khỏi danh sách bảo tồn. Mặc dù sau đó, lãnh đạo UBND quận 1 cải chính và nhận sai sót nhưng thực tế cho thấy bấy lâu nay, nhiều công trình lặng lẽ bị "xóa sổ" mà chẳng ai biết.

Đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, một thời được quy hoạch rất bài bản. Cứ hai căn biệt thự mặt tiền sẽ có một con hẻm biệt thự dẫn sâu vào trong. Một người bạn của tôi từ Pháp về Việt Nam thăm thân nhân phải tìm mọi cách xin bản đồ quy hoạch con đường này để học tập kinh nghiệm thiết kế đô thị. Một con đường dài chưa đến 2 km nhưng gắn nhiều địa chỉ văn hóa và đi vào thơ, nhạc. Thế nhưng, qua năm tháng, nơi đây chỉ còn vài căn biệt thự cổ, như nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà của giáo sư Trần Văn Giàu, nhà của kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa... Số còn lại là những cao ốc văn phòng. Từ con đường lãng mạn giờ đây thành nỗi ám ảnh kẹt xe. Phố đã không còn yên tĩnh.

Lắng nghe người dân hiến kế: Bảo tồn biệt thự cổ: Không khó - Ảnh 1.

Một cụm biệt thự cổ nằm sâu trong hẻm 267 Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCMẢnh: LÊ PHONG

Đầu năm 2019, tôi mời một người bạn là kiến trúc sư làm việc ở TP Hà Nội vào thăm TP HCM. Chúng tôi cầm danh sách những căn biệt thự thuộc nhóm 1, rủ rê nhau đi chụp hình để ghi lại những căn biệt thự độc đáo ở TP. Dạo một vòng, chúng tôi bàng hoàng xen lẫn hụt hẫng. Người bạn đã thốt lên: "TP HCM còn gì mà ngắm?". Quả thật, nhiều căn biệt thự đã bị che chắn tứ phía. Tưởng chừng đó là nhà ống hoặc nhà phố. Bởi kiến trúc bị bảng hiệu và các công trình phụ trợ bao bọc do người sở hữu căn biệt thự muốn tận dụng khuôn viên để gia tăng diện tích kinh doanh. Nhiều con đường từng là phố biệt thự cổ nay chỉ còn lác đác vài căn và bị cao ốc bao vây xung quanh.

Làm sao bảo tồn?

Bao nhiêu năm nay, TP HCM tìm các giải pháp để bảo tồn các căn biệt thự cổ nhưng cứ mỗi năm, số lượng căn biệt thự lại giảm do chủ nhân không có tiền trùng tu, biệt thự xuống cấp nghiêm trọng hoặc do người dân muốn bảo đảm bài toán kinh tế nên tìm cách đập bỏ.

Cần phải có kinh phí bảo tồn các căn biệt thự cổ song nếu kinh phí không dùng vào mục đích cụ thể thì cũng không được kết quả mong muốn. Trước mắt, TP nên quy hoạch thành từng cụm biệt thự, biến chúng thành điểm tham quan, quán cà phê trưng bày hình ảnh lưu niệm... Đây là cách mà TP Cần Thơ đang thực hiện. Chính quyền cho phép những hộ dân sở hữu nhà cổ Bình Thủy được phép thu tiền khách tham quan; được phép liên kết với các công ty du lịch để kinh doanh...

Đối với những căn biệt thự thuộc nhóm 2 (bảo tồn một phần), nhà nước hỗ trợ mở cơ sở kinh doanh, ưu đãi bằng việc không đóng thuế, được phép xây công trình phụ trợ để gia tăng diện tích sàn xây dựng. Ngoài ra, chủ nhà được ưu đãi về chỉ tiêu quy hoạch, chỉ tiêu xây dựng ở một khu đất khác. Đây là cách hoán đổi quyền lợi đôi bên nhằm mục đích cuối cùng vừa giữ di sản vừa đáp ứng nhu cầu người dân, không xâm hại quyền lợi kinh tế.

Giúp người chủ sở hữu nhận thức được giá trị vô giá của căn nhà, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế của họ thì họ sẽ chung tay cùng chính quyền bảo tồn di sản.

Trao giải cuộc thi vào quý I/2020

Từ ngày 24-9-2019, Báo Người Lao Ðộng phát động cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế". Do yêu cầu của bạn đọc và vì số lượng bài hiến kế có chất lượng gửi đến nhiều, do vậy cuộc thi sẽ kéo dài đến hết ngày 22-1-2020 (thay vì 31-12-2019). Việc công bố kết quả sẽ diễn ra vào cuối tháng 2-2020 và trao giải vào đầu tháng 3-2020.

Những hiến kế đoạt giải (có thể là góp ý, ý tưởng, sáng kiến, mô hình, giải pháp) phải đáp ứng các tiêu chí: có nội dung và đúng chủ đề; có giải pháp cụ thể, thiết thực, gần gũi với đời sống; mới, sáng tạo, độc đáo; có khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn... Qua đó, phục vụ tốt cho người dân và góp phần vào việc xây dựng TP HCM văn minh, hiện đại và phát triển.

Các tác phẩm dự thi được tính từ ngày 24-9-2019 (ngày phát động) đến hết ngày 22-1-2020, gửi qua địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn. Sẽ có 1 giải nhất (50 triệu đồng), 1 giải nhì (30 triệu đồng) và 2 giải ba (10 triệu đồng/giải).

Lắng nghe người dân hiến kế: Bảo tồn biệt thự cổ: Không khó - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo