xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu ổ chuột giữa TP Đà Nẵng

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Do ảnh hưởng dự án “treo”, giữa lòng TP Đà Nẵng có hơn trăm hộ dân sống chui nhủi trong những căn nhà chật chội và tối tăm, không chỗ tắm rửa, vệ sinh

Khu dân cư thuộc các tổ dân phố 10, 11, 12, 13 phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng vốn gọi là khu Cầu Vồng nhưng nhiều năm qua được người dân đặt tên là khu ổ chuột. Cư dân nơi đây chủ yếu làm thuê ở chợ Cồn, cuộc sống rất vất vả.

Mỗi người chưa được 1 m2

Phía sau hàng cá ở chợ Cồn là con hẻm nhỏ dẫn vào nơi cư ngụ của vài chục hộ dân khu Cầu Vồng. Ngay đầu hẻm có chiếc giường gỗ nhỏ kê sát hông nhà. Chiếc giường này là nơi trú ngụ của bà Nguyễn Thị Thi (SN 1935). Bà Thi cho biết trước 1975, bà về làm dâu ở khu này và sống trong căn nhà rộng 8 m2. Sau đó, những người trong gia đình chồng và chồng qua đời để lại căn nhà cho bà và 2 người con trai. Để tiện việc sinh hoạt của các con, bà Thi ngăn căn nhà nhỏ ra cho 2 con, còn bà dọn ra đầu hẻm kê giường ở tạm. “Nhà nhỏ vậy mà mình vô ở nữa thì ngủ ở đâu. Thôi chi bằng dọn ra đây để con cái nó được tự do hơn một chút” - bà Thi tâm sự.

Nơi trú ngụ của gia đình chị Nguyễn Thị Sáu chỉ rộng khoảng 4 m2 vừa là chỗ ăn, ngủ, sinh hoạt...
Nơi trú ngụ của gia đình chị Nguyễn Thị Sáu chỉ rộng khoảng 4 m2 vừa là chỗ ăn, ngủ, sinh hoạt...

Tiếng là được chia đôi căn nhà nhưng mỗi người con của bà Thi cùng gia đình riêng lại chui rúc trong khoảng không gian chỉ 4 m2. Chị Nguyễn Thị Sáu, con dâu bà Thi, cho biết căn nhà nhỏ xíu là chỗ trú ngụ của vợ chồng chị, vợ chồng con trai lớn và đứa con trai út. Do quá chật chội nên gia đình chị xin phép phường cho dựng một căn gác nhỏ để vợ chồng người con trai lớn ở. “Tối thì vợ chồng tui ngủ dưới đất với thằng con nhỏ. Nay hắn học trung học, cũng lớn rồi nên càng chật chội hơn” - chị Sáu bày tỏ. Căn nhà của chị Sáu vừa là chỗ ngủ, chỗ ăn, chỗ nấu nướng và cả vòi nước sinh hoạt. Đêm đến, chị dọn tất cả đồ đạc xếp vào một chỗ vẫn chưa đủ rộng để 3 người ngủ thẳng chân.

Căn hộ của bà Trần Thị Bê (SN 1952) rộng khoảng 10 m2 là chỗ ở cho hơn 10 nhân khẩu gồm cả dâu lẫn rể. “Hơn 40 năm nay, tui sống ở đây bằng nghề lao động chân tay. Con cái cũng “nối nghiệp” cha mẹ chứ không được học hành chi. Tiền không có để thuê chỗ ở nên cả chục người phải chui rúc như ri” - bà Bê nói.

Khổ vì... dự án “treo”

Không chỉ chui rúc ở những căn nhà chật hẹp, tối tăm, các hộ dân khu Cầu Vồng còn có nỗi khổ là không có nhà vệ sinh trong nhà. Họ phải đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng của chợ Cồn cách đó hơn 50 m. “Mấy chục năm sống cảnh không nhà vệ sinh, không nhà tắm riết rồi cũng quen. Hai năm trước, tôi mới xin phường xây một nhà vệ sinh nhỏ trong nhà để mấy đứa nhỏ tiện sinh hoạt. Nhà chật hơn một chút nhưng được cái khỏi chạy đi chạy lại vất vả” - bà Bê buồn kể.

Cám cảnh là gia đình chị Sáu bởi 4 m2 thì lấy đâu ra chỗ xây nhà vệ sinh. Chị Sáu chỉ ra hẻm trước nhà và bảo hằng ngày đều tắm ở đó. Chị Sáu trải lòng: “Mình thì không sao chứ thằng con út nó lớn rồi nên đứng tắm ngay hẻm cũng ngại lắm. Thế là mỗi chiều, nó chạy lên tắm nhờ nhà dì ruột”.

Gần đó, nhà bà Nguyễn Thị Xí ở cuối hẻm “bé như lỗ mũi” cũng ráng dành nửa mét để xây bức tường rồi đưa ống nước vào làm chỗ tắm cho các con gái.

Ông Trà Thanh Hải, Chủ tịch UBND phường Hải Châu 2, cho biết khu Cầu Vồng có 101 hộ, trong đó có 22 hộ nghèo. Các hộ nơi đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề làm thuê ở chợ Cồn. Đàn ông thì bốc vác, chạy xe ôm, giữ xe…; phụ nữ thì làm thuê ở chợ cá, xay cá, bóc vỏ hành tỏi, rửa chén… Khu dân cư này nằm trong dự án quy hoạch chợ Cồn thành trung tâm thương mại đã rục rịch từ 10 năm nay nhưng chưa tìm được nhà đầu tư và người dân không được tự ý xây cất, sửa chữa nhà.

Theo ông Hải, mới đây UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các hộ dân và cho phép xây nhà 2 tầng. Khi dự án quy hoạch chợ Cồn được thực hiện thì người dân sẽ được bố trí chỗ ở mới, khang trang hơn và chấm dứt cảnh sống chui rúc khổ sở hiện nay.

Tương lai con trẻ mờ mịt

Bà Thi Thị Hải, cán bộ phường Hải Châu 2, cho biết phần lớn trẻ em sinh ra ở khu Cầu Vồng đều nghỉ học từ sớm nên phường phải xuống tận nhà vận động học lại. “Phần lớn trẻ em sinh ra ở đây đều là con gia đình lao động nghèo, bố mẹ đi làm cả ngày. Con trẻ cũng theo người lớn làm thuê rồi dần dần xa rời việc học. Rất ít học sinh ở khu này học hết lớp 9” - bà Hải cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo