xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chấp nhận lời giải thích “không còn thời gian nghe điện thoại cấp cứu 115"!

Hiếu Trung

(NLĐO) - Khẩn cấp báo công an thì gọi 113, báo cháy là 114, cấp cứu là 115. Đây là những đường dây nóng mà người dân nào cũng thuộc, và tin tưởng tuyệt đối. Thế nhưng, tại Quảng Ngãi mới đây, người dân gọi 115 nhờ cấp cứu thì không ai nghe máy

Câu chuyện đau lòng tóm tắt như sau: Khoảng 19 giờ ngày 17-4, tại xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 thanh niên nguy kịch. Suốt 30 phút gọi nhiều lần số điện thoại xe cứu thương 115 nhưng không ai nghe, người dân đã dùng ô tô cá nhân chở người bị nạn đi cấp cứu. Đi được một đoạn, xe cứu thương của 1 bệnh viện đa khoa tư nhân tới hiện trường, chở nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng nạn nhân đã tử vong sau đó.

Không thể chấp nhận lời giải thích “không còn thời gian nghe điện thoại cấp cứu 115! - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn ngày 17-4, tại xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, hơn 30 phút người dân gọi xe cứu thương 115 nhưng không được

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi giải thích lâu nay đầu số cấp cứu (115) được đặt tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, một kíp trực vừa phải xử lý cấp cứu nội viện lẫn ngoại viện dẫn đến tình trạng quá tải (trung bình mỗi ngày đêm, phòng cấp cứu phải tiếp nhận và cấp cứu cho khoảng 120 bệnh nhân), gần như không còn thời gian để trả lời điện thoại của đầu số 115.

Ai cũng hiểu phòng cấp cứu ở bệnh viện lớn thuộc tỉnh, thành luôn là nơi đầu sóng ngọn gió, y- bác sĩ phải căng mình suốt ca trực để cứu người. Tuy nhiên, nếu bệnh viện đã thiết lập đường dây nóng cấp cứu thì phải có trách nhiệm bố trí nhân viên trực tổng đài 24/24 để thực hiện việc tiếp nhận kịp thời những trường hợp cần sự trợ giúp y tế, từ đó mà có những chuẩn bị phù hợp khi lên đường đến địa chỉ cần cấp cứu. Thậm chí bộ phận trực điện thoại 115 vẫn có thể thực hiện những hướng dẫn, tư vấn, trấn an cần thiết cho người gọi đến để họ an tâm, có những biện pháp xử lý đúng trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Là đầu số cấp cứu 115, lẽ nào suốt một thời gian dài, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi không biết đến tình trạng phòng cấp cứu "vừa phải thực hiện cấp cứu nội viện lẫn ngoại viện như hiện tại là quá sức với các y, bác sĩ trong kíp trực"? Đã xác định có những bất cập, sao không tìm ngay giải pháp tháo gỡ mà cứ để được chăng hay chớ suốt một thời gian dài?

Sau sự cố này, thiết nghĩ, nếu đã không thể để y- bác sĩ khoa cấp cứu nhận trách nhiệm cấp cứu ngoại viện, lãnh đạo tỉnh phải thành lập ngay đội cấp cứu chuyên biệt túc trực như các tỉnh thành khác, đảm bảo việc cấp cứu cho bệnh nhân nội viện lẫn ngoại viện thông suốt. Bởi hệ thống cấp cứu ngoại viện, trong đó có cả tổng đài 115, có vai trò vô cùng quan trọng, hạn chế những thương tổn không đáng có cho người bệnh, thậm chí không để xảy ra những cái chết oan uổng chỉ vì không được hỗ trợ, cấp cứu kịp thời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo