xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh đi xe máy: tiềm ẩn rủi ro (*): Đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền

Ý Linh ghi

Để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục các kỹ năng cho học sinh, nhà trường cần phối hợp tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông qua các cuộc thi, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sân khấu hóa...

TS NGUYỄN HỮU LONG, giảng viên Trường Đại học Mở TP HCM:

Đưa vấn đề an toàn giao thông vào câu chuyện hằng ngày

Cuộc sống ngày càng bận rộn, việc đưa đón con đi học cũng không phải dễ dàng. Vì vậy, nhiều gia đình giao phương tiện cho con tự đến trường để chủ động hơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng chấp hành tốt quy định về tham gia giao thông. Ở lứa tuổi chưa chín chắn cùng với việc thích thể hiện, việc sử dụng xe riêng có thể là việc ra oai với bạn bè, dễ dẫn đến tai nạn trên đường.

Tham gia giao thông vừa là hành vi mang tính cá nhân nhưng đồng thời là hành vi mang tính quy tắc của xã hội. Việc tham gia giao thông phải bảo đảm an toàn cho bản thân, đồng thời cho những người trên đường. 

Vì thế, để giúp học sinh tham gia giao thông một cách an toàn nhất, ngoài việc nhà trường tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, ra đường lực lượng CSGT kiểm tra xử phạt thì điều quan trọng chính là trách nhiệm của gia đình. 

Trước khi mua xe máy cho con, phải lựa chọn xe phù hợp với quy định của pháp luật. Nên quan tâm đến văn hóa giao thông, đưa vấn đề an toàn trên đường vào câu chuyện hằng ngày để ngầm nhắc nhau thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn cho mình và cho người.

Học sinh đi xe máy: tiềm ẩn rủi ro (*): Đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh vô tư chở 3, con không đội mũ bảo hiểm khi đón con tan trường. (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5, TP HCM). Ảnh: TRẦN THÁI

Với gia đình có điều kiện thì nên đưa đón con để gắn kết tình cảm gia đình và giúp con an toàn khi di chuyển. Những nơi có mật độ xe cộ cao, nhiều ôtô, xe tải thì nên khuyến khích con đi phương tiện giao thông công cộng…

TRẦN THỊ THU HIỀN, giáo viên Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TP HCM):

Người lớn hãy làm gương

Sau khi phát hiện, xử phạt học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, Công an TP HCM thường tổng hợp danh sách các trường hợp này để gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở sẽ gửi về các trường để nhà trường phối hợp với gia đình giáo dục, xử lý. Tuy nhiên, câu chuyện học sinh không đủ tuổi điều khiển xe máy tham gia giao thông vẫn tái diễn.

Để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục các kỹ năng cho học sinh, nhà trường cần phối hợp tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông qua các cuộc thi, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sân khấu hóa… Qua đó, các kiến thức pháp luật, các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu, mang lại hiệu quả cao khi chính các em trải nghiệm và nhập vai vào các tình huống đó.

Ngoài ra, việc làm gương cho con cũng vô cùng quan trọng. Khi tham gia lưu thông trên đường, phụ huynh nên tuân thủ luật giao thông, không vì công việc vội vàng, trễ giờ mà bất chấp luật giao thông.

Thầy HUỲNH THANH PHÚ, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM):

Cho học sinh lớp 12 thi bằng lái xe A1

Trường THPT Nguyễn Du luôn chú trọng vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục học sinh về Luật Giao thông đường bộ, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông. Để những nội dung không khô khan, nhà trường thường lồng ghép kiến thức vào các chương trình sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ hoặc mời CSGT về trường để tuyên truyền cho các em. Trong buổi tuyên truyền, học sinh được trực tiếp tham gia xử lý các tình huống giao thông. Những nội dung trực quan này giúp các em tiếp thu được kiến thức nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn nên hầu hết học sinh đều thích thú.

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các em chưa đủ tuổi nhưng sử dụng xe máy. Trường hợp phát hiện điểm giữ xe nào giữ xe của học sinh, nhà trường sẽ báo cho địa phương xử lý.

Phải nhìn nhận một thực tế, nhu cầu di chuyển bằng xe máy trên 50 phân khối của học sinh là có thật và rất lớn, phục vụ cho việc đi học, tham gia các buổi ngoại khóa, học thêm…, nhất là các em ở xa trường, cha mẹ lại quá bận rộn không thể đưa đón mỗi ngày. Trong khi đó, thể trạng học sinh bây giờ rất khác so với 20- 30 năm về trước, nhận thức pháp luật cũng "chín" hơn, không có nhiều khác biệt so với sinh viên. Hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1 (giấy phép cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi lanh 50-175 cc). Nên chăng nghiên cứu về việc cho phép học sinh lớp 12 (dù tháng sinh khác nhau, một số em chưa tròn 18 tuổi) được thi sát hạch bằng lái xe. Nếu tổ chức kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực để cấp giấy phép lái xe trong nhà trường, các em cũng hứng thú hơn trong việc tìm hiểu, học tập pháp luật giao thông.

Có thể bị truy tố

Theo luật sư Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Đoàn Luật sư TP HCM), căn cứ quy định pháp luật hiện nay, người chưa đủ tuổi lái xe, chưa đủ điều kiện lái xe mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Ngoài ra, người giao xe máy (chủ xe) cũng bị liên đới trách nhiệm và bị xử phạt.

Trường hợp trẻ lái xe gây tai nạn, hậu quả nghiêm trọng, người giao xe có thể bị truy tố tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ", mức phạt lên tới 7 năm tù.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 28-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo