xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ham uống rượu, lười đọc sách

Đỗ Tấn Ngọc

Mỗi năm, một người Việt Nam đọc chưa đến 1 cuốn sách nhưng cả nước chi đến 3 tỉ USD tiền mua bia. Ham uống rượu, bia, lười đọc sách là "đặc sản" của nhiều người dân ta.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bình quân mỗi năm, một người Việt Nam chỉ đọc 0,8 quyển sách. Cách đây 10 năm, theo thống kê ngành văn hóa của Malaysia, một người dân nước này đọc bình quân 2 cuốn sách/năm và con số này tăng đều hằng năm. Tại các nước châu Âu, con số này còn lớn hơn rất nhiều.

Viện đủ lý do để lười đọc

Nhiều người cho rằng giá sách hiện nay còn cao so với mức thu nhập của số đông người dân, chất lượng chưa tốt, với cộng số sách ít ỏi được phân bổ tại các thư viện (bình quân chỉ đạt 0,35 bản/người) là những nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn tới việc tiếp cận sách của người dân. Lý lẽ như vậy chỉ đúng một phần.

Theo tôi, nguyên nhân chính là ý thức đọc sách để tích lũy tri thức của số đông người dân vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy ngay cả nhiều học sinh, sinh viên ngày nay - lứa tuổi thích khám phá, tìm tòi kiến thức từ sách - cũng rất lười đọc. Trường THPT nơi tôi công tác có hẳn một thư viện rộng rãi với hàng ngàn đầu sách các loại để phục vụ nhu cầu của gần 1.500 học sinh. Thời gian đầu, hằng ngày còn có khoảng vài ba chục lượt học sinh tới lui thư viện đọc sách, mượn sách về nhà. Nhưng mấy năm gần đây, mỗi ngày chỉ có vài học sinh đến đọc.

Không riêng gì trường tôi, hầu hết thư viện ở trường phổ thông, thư viện tỉnh tại nhiều địa phương khác cũng chung tình cảnh. Nhiều trường ĐH, CĐ đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho việc xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, khang trang, như Thư viện ĐHQG TP HCM, Trung tâm Thư viện Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội… Đầu tư thì lớn nhưng vẫn chưa “hút” được nhiều sinh viên, khi mà ý thức đọc sách, tìm kiếm tư liệu phục vụ cho công việc học tập của họ còn hạn chế. Thời gian sinh viên chỉ chăm chỉ tới thư viện chủ yếu tập trung vào các mùa thi cuối kỳ như tháng 12 và tháng 6; còn thời điểm khác, các thư viện phần lớn vắng hoe.

Về học sinh, sinh viên đã thế, còn nhiều đối tượng là cán bộ công chức, giáo viên, giảng viên, công nhân… nói đến chuyện đọc sách, nghiên cứu tài liệu ở họ cũng không khá gì hơn. Họ có 101 lý do để rất ít hoặc không đọc sách: không có thời gian; hoàn cảnh gia đình, kinh tế eo hẹp, khó khăn, phải làm thêm; tuổi tác, sức khỏe hạn chế...

 

Thói quen đọc sách rất cần thiết với mọi tầng lớp người dânẢnh: Hoàng Triều
Thói quen đọc sách rất cần thiết với mọi tầng lớp người dânẢnh: Hoàng Triều

Nghiên cứu ít, uống rượu, bia nhiều

Thống kê gần đây cho biết ở nước ta hiện có khoảng 24.300 tiến sĩ, hàng trăm ngàn thạc sĩ…, thuộc diện nhiều nhất khu vực Đông Nam Á (hơn cả Nhật Bản). Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí uy tín trên thế giới lại thấp nhất. Trong 10 năm, trung bình mỗi giảng viên ĐH, CĐ chỉ có được 0,58 sáng kiến khoa học. Lấy đủ bằng cấp, yên vị rồi, không hoặc ít đọc sách, ít tìm tòi, sáng tạo thì lấy đâu ra sáng kiến, công trình khoa học cho bản thân, đơn vị, đất nước?.

Trong khi đó, nước ta thuộc diện nhiều quán nhậu nhất, số lượng bia tiêu thụ đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á. Năm 2014, người Việt chi đến 3 tỉ USD cho bia - một “thành tích” đáng buồn. Các nước tiên tiến, đang là cường quốc hàng đầu thế giới đều có tỉ lệ người yêu sách, đọc sách rất cao. Dẫu cho đã có nhiều hình thức khác để chúng ta thư giãn, giải trí, tìm tòi, học tập nhưng việc thường xuyên đọc sách sẽ giúp chúng ta tích lũy được nhiều tri thức sâu sắc và lâu bền nhất.

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các đơn vị, địa phương nỗ lực trong việc tổ chức các hoạt động, sự kiện cho Ngày hội đọc sách 21-4 hằng năm. Tuy nhiên, thói quen yêu thích đọc sách ở các giai tầng xã hội - đặc biệt đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên - còn quá khiêm tốn.

 

Cần giải pháp lâu dài

Muốn người dân quan tâm đến sách, thiết nghĩ về lâu dài, ngành văn hóa và giáo dục cần đầu tư tốt hơn nữa về hệ thống thư viện, giảm giá sách; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh giá trị của sách, việc đọc sách, những người mê sách… Đối với trường học, cần bớt áp lực thi cử, học hành, kiến thức hàn lâm. Về phía gia đình, phụ huynh phải làm gương, luôn quan tâm, khích lệ con trẻ yêu sách, mê đọc sách.

Đối với Ngày hội đọc sách, Tuần lễ hội sách nên tổ chức đều đặn, quy mô hằng năm ở tất cả tỉnh, thành để thu hút, nâng cao ý thức thường xuyên ham thích đọc sách của người dân, nhất là giới trí thức trẻ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo