img
[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 1.

VIDEO- Tết ấm cho người vô gia cư giữa lòng TP HCM

[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 3.

TP HCM về đêm đẹp lắm và càng đẹp lung linh vào những ngày cận Tết khi đường phố được trang hoàng, những tòa nhà cao tầng rực sáng. Nhưng dưới sự rực rỡ ấy có nhiều "phận đời ẩn náu" – những người vô gia cư. Những phận đời… sợ Tết. Bởi khi Tết đến, ngoài sự thiếu thốn, họ càng thấy cô đơn, càng thèm cảm giác sum vầy của gia đình những ngày cuối năm.

Trăn trở, thấu hiểu, đồng cảm điều đó, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động quyết định phải làm gì đó cho người vô gia cư. Nghĩ là làm, ngay trưa hôm đó, một cuộc họp trực tuyến đến những bộ phận liên quan đã được Tổng Biên tập Báo Người Lao Động triển khai. Bởi lúc này cơ quan đã bước vào giai đoạn nghỉ Tết, mọi người đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ cuối năm Canh Tý 2020, đón mừng năm mới Tân Sửu 2021.

[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 4.

Sau cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn 2 giờ, ý tưởng của Tổng Biên tập đã được Báo Người Lao Động hiện thực hóa bằng chương trình rất ý nghĩa "Tết ấm cho người vô gia cư".

Lúc này đúng ngày 25 tháng Chạp Âm lịch, thời điểm TP HCM bắt đầu thưa dần vì người dân về quê ăn Tết Nguyên đán, cũng là lúc chương trình chính thức khởi động, bắt đầu vận động những nhà hảo tâm ủng hộ, quyên góp vì một "Tết ấm cho người vô gia cư".

Từ lãnh đạo Báo đến phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, ngay cả những người đã về quê đã đồng lòng, tích cực chia sẻ chương trình trên các kênh mạng xã hội, thông tin đến bạn bè, người thân và đối tác để tìm kiếm nguồn hỗ trợ, ủng hộ cho chương trình. Từ thời điểm này, những nhà hảo tâm đầu tiên đã ủng hộ cho chương trình, người hỗ trợ tiền, người đóng góp thực phẩm.

img
img
img
img
img
img
img
img

Chỉ hơn 1 ngày chính thức triển khai, trong đêm 7-2-2021 (nhằm 26 Tết), 20 phần quà đầu tiên của Chương trình "Tết ấm cho người vô gia cư" đã đến với những người vô gia cư ở ở các quận nội thành TP HCM.

[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 6.
[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 7.

Nhận được phần quà Tết từ chương trình trong đêm 26 Tết, ông Nguyễn Tấn Hùng (SN 1962, quê Đồng Tháp) xúc động: "Ấm lòng quá! Tôi ít chữ nên không biết phải nói làm sao để cảm ơn tình cảm ấm áp, thân thương của bạn đọc Báo Người Lao Động". Ông kể mình rời quê Đồng Tháp lên TP HCM mấy chục năm, có vợ con nhưng may mắn không mỉm cười nên phải dọn ra sống ở công viên đã ngót hơn 20 năm. Khi chúng tôi rời đi, hình ảnh một ông cụ vẫn còn lọ mọ lựa mớ ve chai vừa nhặt được ban chiều dưới ánh đèn vàng xuyên qua kẽ lá trong Công viên Tao Đàn, quận 1 gợi lên thật nhiều cảm xúc.

Là người mẹ đơn thân, chị N.T.T (SN 1978, quê Tiền Giang) cho biết nhiều năm qua, chị cùng con gái 8 tuổi rong ruổi trên các nẻo đường ở TP để nhặt ve chai. Nhận được phần quà, chị T. xúc động: "Năm hết Tết đến, năm nào hai mẹ con cũng mủi lòng vì tôi không lo cho con được trọn vẹn. Với phần quà này, sớm mai tôi sẽ cùng con ra chợ mua thêm ít rau, ít bánh mì để thưởng thức một buổi thật no nê".

img
img

Trong số những người chúng tôi tiếp xúc, có ông Jodd (SN 1968, quốc tịch Mỹ) là người vô gia cư sống lang thang. Ông Jodd cho biết 6 năm trước, ông đến Việt Nam du lịch, sau đó vì tình yêu với đất nước này nên ở lại làm thầy giáo. Năm vừa qua, do bị mất hết giấy tờ và ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ông mất luôn việc làm. Cuộc sống cần trang trải nhiều thứ nhưng tiền tiết kiệm đã cạn nên cả tiền nhà trọ ông cũng không đủ để đóng. Ban ngày, ông Jodd đi lang thang kiếm sống, ban đêm ra đường mong nhận được những phần quà, cơm từ thiện, bánh mì để lót dạ. Khi nhận được quà của Báo Người Lao Động, ông Jodd nói giọng lơ lớ: "Cảm ơn rất nhiều".

[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 9.

Sau hoạt động đầu tiên đêm 7-2, Đảng ủy – Ban Biên tập Báo Người Lao Động tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn các tỉnh, TP trải dài từ Bắc đến Nam.

Đến chiều 8-2 (27 Tết), Báo Người Lao Động tiếp tục trao 100 suất quà gồm mứt gừng, kẹo bánh, nước ngọt… từ Chương trình "Tết ấm cho người vô gia cư" cho các cụ già neo đơn, em nhỏ mồ côi, khuyết tật… sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng. Cầm phần quà trên tay, cụ Nguyễn Châu Bảo Liên (67 tuổi) không khỏi xúc động, cảm ơn Báo Người Lao Động luôn nhớ đến những mảnh đời kém may mắn.

img
img

Ngày 10-2 (29 Tết), đại diện Báo Người Lao Động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã trao 20 phần quà gồm bánh, mứt, kẹo, nước ngọt, nước yến, sữa tươi… từ Chương trình "Tết ấm cho người vô gia cư" cho những người không nơi nương tựa, sống xa gia đình tại TP Cần Thơ. Mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng. Anh Trần Văn Quẹo bị tật 2 chân, hằng ngày phải ngồi trên chiếc xe đẩy để đi bán vé số. Anh bày tỏ: "Tôi quê ở thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), không nhà cửa nên sang Cần Thơ bán vé số kiếm sống qua ngày. Tết này đâu có tiền sắm gì nhiều, chỉ mong đủ ăn. Phần quà của Báo Người Lao Động trao tặng, tôi rất trân trọng và cảm ơn quý báo đã quan tâm đến những người như chúng tôi".

img
img
img
img

[eMagazine]  Trăn trở, hành động vì những mảnh đời kém may mắn - Ảnh 12.

Tối cùng ngày, đại diện Báo Người Lao Động đã trao hơn 33 suất quà gồm mứt, kẹo bánh, nước ngọt, hạt dưa, dầu ăn, mì tôm... từ chương trình đến tận tay các cụ già neo đơn, khuyết tật… sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa và những người vô gia cư tá túc tại các công viên, đường phố. Nhận những phần quà Tết của Báo Người Lao Động, anh Vui xúc động cho biết những người vô gia cư hàng ngày kiếm được miếng ăn đã khó khăn, không nghĩ mình được nhận quà Tết. Nhiều lúc không ai thuê mướn, anh phải nhận cơm từ thiện để sống qua ngày. Tối đến về công viên, mỗi người một góc. Khổ nhất là trời mưa, trời lạnh ngoài công viên ngủ không được phải tìm góc nhà, góc phố nào đó kín gió, dùng bạt quấn lại để khỏi ướt rồi ngủ. "Nhận phần quà Tết mà ấm lòng, tôi rất cảm ơn các nhà hảo tâm và Báo Người Lao Động đã nhớ đến những người có thân phận hẩm hiu như chúng tôi. Với số quà này, tôi sẽ chia cho một số anh chị em khác đang lang thang ngoài đường chưa có Tết, chưa có cái ăn để cùng chung vui" – anh Vui bày tỏ.

img
img
img
img

Tại thủ đô Hà Nội, Chương trình "Tết ấm cho người vô gia cư" cũng trao hơn 30 suất quà, gồm bánh chưng, giò và tiền lì xì mừng năm mới cho những người vô gia cư tá túc ở các công viên, đường phố. Ôm phần quà trong lòng, cụ Nguyễn Thị Ngoan (84 tuổi, quê Thanh Hoá), mưu sinh trên vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh, cho biết đang phải chạy thận tại Bệnh viện Việt Đức. Cụ Ngoan xúc động gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm và Báo Người Lao Động đã nghĩ tới những người già neo đơn, những người vô gia cư sống trên các vỉa hè để họ có một cái Tết ấm tình người.

Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, lại được thực hiện trong dịp cuối năm – những ngày Tết Nguyên đán cận kề nhưng với sự nỗ lực của tập thể công chức, viên chức, người lao động toàn cơ quan cùng với sự đồng hành của các nhà hảo tâm, Báo Người Lao Động đã góp phần mang đến một cái Tết "ấm áp" cho những người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn.

Điểm nhấn tại quận 12 và TP Thủ Đức

Sau khi Chương trình "Tết ấm cho người vô gia cư" triển khai được vài ngày, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP HCM diễn biến phức tạp, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã quyết định chuyển hướng sang đối tượng là người già, người lang thang, người neo đơn tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Dưới sự phối hợp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM, Báo Người Lao Động đã chọn hai cơ sở là Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) và Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc (quận 12).

TT Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh-5368

TT Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh-5371

Sáng 9-2 (28 Tết), Báo Người Lao Động đã đến trao 220 phần quà cho Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh. Bà Phan Thị Ngọc Tuyết, phó giám đốc trung tâm, cho biết trung tâm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 196 người, đa phần các cụ đều ốm đau bệnh tật, tuổi từ 60 trở lên. Hiện Trung tâm có các y - bác sĩ thường xuyên khám, điều trị bệnh, phục hồi một số chức năng như vận động, ngôn ngữ, trí tuệ… cho người khuyết tật nặng.

TT Nuôi dưỡng Bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc- 5500

Tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, Báo Người Lao Động đã trao tặng 270 phần quà đến các cụ. Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Huỳnh Thanh Tâm, cho biết hầu hết các cụ tại trung tâm đều không nơi nương tựa hoặc gia đình khó khăn, được đưa vào nuôi dưỡng tập trung. Trung tâm đang quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng 272 người, có cụ 102 tuổi. Nhận phần quà trên tay, các cụ vui mừng, chân thành cảm ơn bạn đọc và Báo Người Lao Động đã không lãng quên những mảnh đời như các cụ.


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên