xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng né tránh vấn đề thực phẩm bẩn

Thu Hằng

Vệ sinh an toàn thực phẩm là thách thức đối với toàn cầu nhưng ở nhiều nước, các biện pháp quản lý nghiêm túc, kiểm soát nghiêm ngặt đã đem lại niềm tin gần như tuyệt đối với người tiêu dùng

“Tôi có 2 vết sẹo ở Việt Nam, 1 trong 2 vết sẹo đó là từ một lần nhập viện vì ngộ độc thực phẩm!” - ông Charles Jackson-Britt, cựu binh Hải quân Hoàng gia Úc, nay là giáo viên tiếng Anh tình nguyện tại Việt Nam, tiết lộ. Theo ông, sau nhiều lần bị “thử thách” vì chuyện vệ sinh thực phẩm, hiện ông phải tự lập cho mình một cẩm nang riêng về ăn uống để bảo vệ bản thân.

Ông B.Andrew, một viên chức ngoại giao của Anh có 2 năm làm tình nguyện viên trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, cũng cho biết: “Tôi phải thừa nhận nhiều món ăn của Việt Nam rất ngon miệng nhưng đáng buồn là tôi đã phải nhập viện sau một bữa tối đáng sợ”.

Không có gì lạ khi chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam bởi ngay chính người dân trong nước cũng mất niềm tin với nhiều loại thực phẩm. Điều này trái ngược với ở Nhật Bản, người tiêu dùng đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào sự nghiêm túc của giới chức trách trong lĩnh vực này.

Chất lượng và độ an toàn được đặt lên hàng đầu tại Nhật Bản, ngành sản xuất trong nước cũng được bảo vệ triệt để với sự góp sức của các Luật VSATTP, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại. Bên cạnh đó, dư lượng thuốc kháng sinh, bảo vệ thực vật trong thủy sản, trái cây, nông sản khi vào Nhật Bản đòi hỏi phải rất thấp, thậm chí còn thấp hơn một số thị trường khó tính không kém khác như Liên minh châu Âu (EU).

 


Xoài cát chu của Việt Nam tại trung tâm thương mại AEON (tỉnh Chiba, Nhật Bản) (Ảnh: TTXVN)

Xoài cát chu của Việt Nam tại trung tâm thương mại AEON (tỉnh Chiba, Nhật Bản) (Ảnh: TTXVN)

Đối với thị trường Mỹ, thực phẩm muốn vào cửa phải qua được ải Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA); riêng một số mặt hàng nông, thủy sản còn phải đáp ứng nhiều quy định của Bộ Nông nghiệp và Cục Nghề cá Mỹ.

Không nói đâu xa, Thái Lan cũng từng đối mặt vấn đề VSATTP tương tự Việt Nam. Để giải bài toán hóc búa này, Thái Lan đã quyết tâm thực hiện chiến lược “từ đồng ruộng tới bàn ăn” một cách nghiêm ngặt theo các quy trình: nhập khẩu (kiểm tra đầu vào vật liệu thô, thực phẩm chế biến), sản xuất ngoài đồng ruộng (đăng ký, chứng nhận tiêu chuẩn, kiểm tra tại ruộng), thiết bị (kiểm tra, tư vấn, chứng nhận vật liệu thô và cây trồng), đầu ra (kiểm tra, chứng nhận hàng hóa), thị trường (đàm phán nước ngoài, thận trọng trong nước).

Ở Việt Nam, theo nhận định của giới chuyên gia, những tiêu chuẩn và luật pháp về VSATTP không thua kém nhiều nước nhưng thiếu sự tuân thủ nghiêm ngặt và nghiêm túc. Phải nhìn thẳng vào thực trạng này để cải thiện kịp thời, nếu không thì sẽ đánh mất cơ hội của ngành nông, lâm, thủy sản nước nhà khi chúng ta gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo