xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để cái ác lộng hành!

Phạm Dũng - Hồng Nhung

Những vụ án xảy ra gần đây hay thủ đoạn, hành động ngày càng tinh vi của các đối tượng phạm tội đang góp phần gây nên bất ổn xã hội, phá vỡ mối liên kết cộng đồng, cái ác lộng hành khiến con người cảm thấy bất an, lo lắng

Sau vụ 4 người trong một gia đình ở Tương Dương, tỉnh Nghệ An bị giết chết chưa lâu, nay lại xảy ra vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước. Dư luận rúng động, hoang mang. Vì sao những vụ án mạng kinh hoàng liên tiếp xảy ra? Vì sao con người ngày càng tàn ác? Phải làm gì để ngăn chặn cái ác? Đó là những câu hỏi nhức nhối không dễ tìm ra câu trả lời.

Ảnh hưởng bởi game, internet

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật), tội phạm luôn tồn tại ở bất cứ xã hội nào, mức độ nguy hiểm của hành động thực hiện tội phạm cũng theo đó mà tăng giảm không đồng đều. Tuy nhiên, liên tục có các vụ án giết người một cách tàn bạo trong những ngày qua lại là điều bất thường.

“Quản lý xã hội của chúng ta hiện rất chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội và các lực lượng hỗ trợ như dân phòng, dân quân, tự quản, thanh niên xung kích, đoàn thanh niên, thiếu niên... Vậy vì sao vẫn không thể kiểm soát nổi các vụ án giết người hàng loạt xảy ra và có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây?” - luật sư Công đặt câu hỏi.

 

Tang lễ của những nạn nhân bị thảm sát ở Bình Phước Ảnh: LÊ PHONG
Tang lễ của những nạn nhân bị thảm sát ở Bình Phước Ảnh: LÊ PHONG

 

Lý giải cho điều này, luật sư Công cho rằng các nguyên nhân xã hội, tác động môi trường và đặc biệt là sự tự do rộng rãi trong môi trường mạng internet... đã ảnh hưởng đến cách hành xử, thái độ, tinh thần, tư tưởng của con người theo nhiều chiều. Đã có nhiều người bị tác động để xấu hơn trong hành vi xử sự của mình và từ đó tội phạm phát sinh.

Còn theo luật sư Phùng Minh Tuấn (Đoàn Luật sư TP HCM), việc thanh thiếu niên ở tiệm internet nhiều hơn ở trường và ở nhà; nghĩ đến game nhiều hơn gia đình, thầy cô, bạn bè không còn là chuyện hiếm. Đó cũng là lý do khiến các em sớm bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh bạo lực, chém giết của nhiều trò chơi, phim ảnh.

“Khi đã nhìn thấy nhiều ở màn hình máy tính, bản tính ăn thua ngấm vào máu thì việc chứng kiến, kích động hay trực tiếp tham gia ở ngoài đời thực trở nên bình thường. Đáng nói, cơ quan có thẩm quyền chưa siết chặt công tác quản lý game trực tuyến, mạng internet... Những clip, phim, trò chơi kích thích tính bạo lực vẫn xuất hiện tràn lan trong khi việc giáo dục đạo đức công dân, định hướng lối sống hướng thiện, tuân thủ luật pháp đang có “lỗ hổng” lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các vụ án hình sự ngày càng có tính chất nghiêm trọng, phức tạp; đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa, tính côn đồ ngày càng cao” - luật sư Tuấn nói.

Cần xem lại việc thực thi pháp luật

Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Thị Hồng Xoan, Trưởng Khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nói hiện chưa có nghiên cứu xã hội học nào đề cập sâu đến nguyên nhân phạm tội, tâm lý người phạm tội hay khuyến nghị cụ thể về phương pháp giảm thiểu tối đa các loại hình tội phạm (cả về lượng và chất; trong đó có tội phạm vị thành niên)... TS Xoan cho rằng những vụ việc xảy ra gần đây hay thủ đoạn, hành động ngày càng tinh vi của các đối tượng phạm tội đang góp phần gây nên bất ổn xã hội, phá vỡ mối liên kết cộng đồng khiến người ta cảm thấy bất an, lo lắng. Không ít người ra đường thì sợ bị cướp, về nhà thì lo trộm. Để đề phòng rủi ro, người ta không muốn giao tiếp, thậm chí giúp đỡ người yếu thế, dần dần sống vô cảm, biệt lập với tập thể. Thực trạng này rất đáng lo ngại.

“Là cá thể quan trọng trong sự phát triển của xã hội, các thanh thiếu niên cũng không nằm ngoài quỹ đạo thay đổi. Tuổi vị thành niên có thể được coi là bước ngoặt của cuộc đời với nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tư tưởng, suy nghĩ. Nếu gia đình, nhà trường và xã hội không có những định hướng cụ thể về đạo đức, tác phong, lối sống thì việc các em sa chân vào con đường phạm tội rất dễ xảy ra” - TS Xoan nói.

Cho rằng mấu chốt vẫn là vấn đề giáo dục, tuy nhiên theo luật sư Công, vấn đề giáo dục hiện nay với sức tấn công ào ạt của các kiến thức, thông tin đa chiều mà tự bản thân con người lĩnh hội được đã xóa nhòa ranh giới của sự áp đặt theo cách giáo dục truyền thống trước đây. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải xây dựng được hàng rào bảo vệ và ngăn cách với điều xấu nhằm hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, giáo dục ở đây không đơn thuần từ nhà trường mà còn chính từ quản lý nhà nước thể hiện qua các cơ quan bảo vệ pháp luật xét xử các vụ án. Quản lý xã hội rất cần nhìn thấy và nhận ra được sự nguy hiểm đang diễn ra để có sự điều chỉnh phù hợp. Pháp luật được hình thành cũng từ yêu cầu cấp thiết và tất yếu này. Hệ thống pháp luật của ta ngày càng hoàn thiện nhưng pháp luật nghiêm mà thực thi không nghiêm sẽ làm giảm giá trị răn đe, giáo dục.

“Cần xem lại việc thực thi pháp luật phải đủ nghiêm. Các hành vi liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người hay để thỏa mãn nhu cầu chiếm đoạt tài sản mà hành vi được thực hiện quyết liệt, đến cùng với lỗi cố ý thì cần phải xử thật nghiêm khắc” - luật sư Công nói.

 

“Chỉ khi con người ý thức được hậu quả của hành vi mà mình gây ra một cách thấu đáo và biết sợ sự trừng phạt của pháp luật thì mới mong giảm thiểu cái ác” - luật sư Nguyễn Thành Công nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo