xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa người thân cán bộ vào quy định cấm

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Không phải cán bộ, công chức, viên chức không biết pháp luật cấm nhưng vì quyền lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm có liên quan đến họ và gia đình nên cứ làm ngơ

Sau công bố báo cáo nghiên cứu, khảo sát “Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công: Quy định và thực tiễn ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp Thanh tra Chính phủ công bố (Báo Người Lao Động ngày 10-11 đã thông tin), Báo Người Lao Động đã nhận được một số ý kiến của luật sư (LS) về những quy định còn bất cập của Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN).

“Lỗ hổng” lớn

LS Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP HCM) phân tích điều 37 Luật PCTN hiện hành quy định “Những việc cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) không được làm” liệt kê rất nhiều hành vi, nhóm hành vi CB, CC, VC không được làm nhưng có một sự bất cập rất lớn là không thấy cấm CB, CC, VC để cho cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, vợ, chồng, con… (gọi chung là người thân) nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tới công việc của CB, CC, VC. Đây là một “lỗ hổng” rất lớn về mặt pháp luật bởi hiện nay, hành vi đưa và nhận hối lộ rất tinh vi, biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau.

“Qua các vụ án tham nhũng đã bị đưa ra xét xử cho thấy CB, CC, VC giữ chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) nhà nước thực hiện hành vi nhận hối lộ thông qua các DN sân sau hoặc người thân. Do vậy, việc nhận diện đầy đủ, chính xác để kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý là vô cùng khó khăn. Việc CB, CC, VC hoặc người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoặc giám đốc DN nhà nước để người thân thành lập DN tư nhân kinh doanh cùng ngành nghề hoặc do mình trực tiếp quản lý hiện không ít. Không phải CB, CC, VC không biết pháp luật cấm nhưng vì quyền lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm có liên quan đến họ và gia đình nên cứ làm ngơ. Như vậy, ngay cả luật cấm, họ còn cố tình làm sai, nói gì đến việc luật không quy định thì lấy gì xử lý? Rồi chuyện DN muốn giải quyết nhanh công việc, phải chấp nhận “đi đêm”, biếu “chị Hai, chị Ba” quà cáp, tiền bạc… Khi bị phát giác, DN “lãnh đủ”, quan chức vô can. Chính vì vậy mà công tác PCTN của nước ta trong những năm qua, dù rất quyết liệt nhưng kết quả mang lại không như mong muốn. Tại dự thảo Luật PCTN dự kiến trình Quốc hội khóa XIV thông qua, vẫn không thấy có việc nghiêm cấm người thân CB, CC, VC nhận quà cáp, lợi ích vật chất có liên quan trực tiếp đến công việc của họ. Theo tôi, cần nghiêm cấm người thân CB, CC, VC nhận quà cáp, lợi ích vật chất dưới mọi hình thức” - LS Đức nêu.

Đối với việc tặng quà và nhận quà tặng, điều 25 dự thảo Luật PCTN quy định “CB, CC, VC không được nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình”. Theo LS Đức, quy định này là cần thiết nhằm ngăn chặn việc tham nhũng vặt trong khu vực công như hiện nay.

Bị cáo Vũ Quốc Hảo trong đại án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Bị cáo Vũ Quốc Hảo trong đại án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Mở rộng phạm vi điều chỉnh

LS Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn LS TP HCM) cho rằng quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện (chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, thời gian, trách nhiệm… công khai minh bạch).

“Cần quy định cụ thể những đối tượng phải kê khai và ngoài việc phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của CB, CC, VC còn phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất), không kể cùng sổ hộ khẩu hay không. Kể cả những người đang sinh sống hoặc làm việc, học tập ở nước ngoài. Tăng cường kiểm soát việc biến động tài sản, thu nhập của CB, CC, VC thuộc diện kê khai. Đồng thời, kiến nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của các quy định pháp luật, sửa đổi và hoàn thiện quy định về tặng quà và nhận quà trong khu vực công. Cụ thể, khoản 2, điều 40 Luật PCTN hiện hành quy định “CB, CC, VC không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình”. Quy định này chưa đầy đủ nên cần được sửa đổi, bổ sung thêm người thân của CB, CC, VC (hướng dẫn cụ thể là vợ, chồng, cha mẹ…) không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do CB, CC, VC giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý nhằm tránh vướng mắc khi xử lý vi phạm việc nhận quà tặng” - LS Thi đề nghị.

Tiền hối lộ và tiền hoa hồng

Theo bạn đọc Nguyễn Hoài Nam (quận 9, TP HCM), đang tồn tại một hiện tượng phổ biến là người có chức vụ, quyền hạn khi ký hợp đồng dịch vụ, các gói thầu mua sắm trang thiết bị hoặc giao dự án đầu tư…, thường được nhận khoản tiền hoa hồng từ phía đối tác, có khi lên đến hàng tỉ đồng và đương nhiên chạy vào túi cá nhân hoặc một nhóm người và rất nhiều trường hợp là có được từ đòi hỏi đối tác. Đây có thể coi là tiền hối lộ và hành vi này rõ ràng là tham nhũng. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam chưa đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa tiền hối lộ và tiền hoa hồng. Cần nghiên cứu để bổ sung vào khái niệm tham nhũng cũng như các điều khoản để điều chỉnh hành vi tham nhũng này.

V.Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo