xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng

Bài, ảnh - Video: Đình Thi

(NLĐO) - Chiếc nhẫn cưới bằng bạc được xem là vật đính ước linh thiêng giữa người con gái và con trai theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số Churu, phải thực hiện nghi lễ "tẩy uế", khấn xin Yàng.

Nhẫn bạc của người Churu gồm hai loại là nhẫn trống và nhẫn mái. Nhẫn trống là dành cho nam, nhẫn mái là dành cho nữ.

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 1.

Nghệ nhân Ya Tuất (51 tuổi) là truyền nhân đời thứ 6 của nghề làm nhẫn bạc trong cộng đồng dân tộc Churu tại Đơn Dương.

Chiều những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chúng tôi đến nhà nghệ nhân Ya Tuất (51 tuổi). Ông là truyền nhân đời thứ 6 nghề làm nhẫn bạc của người Churu tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng).

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng

Ông Ya Tuất học nghề làm nhẫn bạc này từ người cậu năm 15 tuổi. Sau 4 năm thì ông đã làm nhẫn thành thạo. 

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 3.

Hiện có 12 học viên đang theo học lớp làm nhẫn do chính ông truyền dạy. Gặp chúng tôi, nghệ nhân đa tài Ya Tuất rất vui và bắt đầu chia sẻ công đoạn làm nhẫn cưới của mình.

Nhẫn cưới được xem là vật đính ước linh thiêng giữa người con gái và con trai theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số Churu ở Lâm Đồng.

"Nghề làm nhẫn bạc này khó nhất là công đoạn làm khuôn nhẫn. Giai đoạn này đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận. Các chi tiết khuôn nhẫn được làm từ sáp ong. Chiếc nhẫn có đẹp, có sắc sảo đúng với cái tên như mắt sâu, mắt mía, bông lúa, mặt trời... đều phụ thuộc hết vào công đoạn làm khuôn này", - nghệ nhân Ya Tuất chia sẻ.


Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 4.

Nhẫn bạc của người Churu có nhẫn trống dành cho nam và nhẫn mái dành cho nữ

Nguyên liệu không thể thiếu khi làm khuôn nhẫn bạc đó là sáp ong. Sáp ong được chọn phần dẻo, tinh khiết nhất của tổ ong để nấu chảy rồi đúc thành các ống với đường kính khác nhau dùng làm khuôn nhẫn phù hợp với tay mỗi người.

Sau khi những khuôn nhẫn được làm bằng sáp ong hoàn thành, nghệ nhân Ya Tuất phải gắn từ 2 đến 3 chiếc vào miệng một chiếc phễu nhỏ làm bằng lá dứa rừng. Sau đó, nhúng chúng vào hỗn hợp gồm đất sét, phân trâu và nước đã được trộn đều và ngâm kỹ rồi đem phơi nắng.

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 5.

Những chiếc phễu nhỏ làm bằng lá dứa rừng

Công đoạn này được thực hiện 3 đến 4 lần để tạo được một lớp vỏ bọc bên ngoài khuôn nhẫn bằng sáp ong. Trước khi đổ bạc, những chiếc khuôn nhẫn được hơ trên bếp than hồng cho sáp ong tan chảy. Tiếp theo là đổ bạc nấu chảy vào miệng phễu bằng lá dứa đã làm trước đó. Cuối cùng, nghệ nhân nhúng cả chiếc nhẫn và khuôn vào bát nước lạnh. Lớp vỏ bên ngoài tan ra, chiếc nhẫn bạc cơ bản đã hoàn thành.

Người Churu sống theo chế độ mẫu hệ. Vì thế, người con gái khi đến tuổi là có quyền "bắt chồng".

"Khi người con gái chọn được người "ưng cái bụng", về thưa với cha mẹ nhờ người mai mối, cùng với ông cậu hoặc người chị cả đem lễ vật đến nhà trai làm lễ xem mắt. Nếu nhà trai bằng lòng thì hai bên quy định ngày giờ cưới hỏi. Trong đó, vật đính ước là chiếc nhẫn bạc không thể thiếu" - nghệ nhân Ya Tuất cho biết thêm.

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 6.

Công đoạn tạo khuôn nhẫn cần khéo léo, tỉ mỉ để thành phẩm nhẫn đẹp, bắt mắt.

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 7.

Khuôn nhẫn bằng sáp ong được nhúng hỗn hợp phân trâu, đất sét và nước

Đặc biệt, theo cách làm của gia đình nghệ nhân Ya Tuất, trước khi nổi lửa đổ bạc vào khuôn nhẫn cưới, phải thực hiện nghi lễ "tẩy uế", khấn xin Yàng và các vị thần linh phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ.

Chính vì thế, chiếc nhẫn bạc đối với người Churu rất linh thiêng và quan trọng bên cạnh vòng cườm và khăn.

Trong lễ cưới của người Churu, nhẫn bạc là thứ không thể thiếu. Khi nhà gái đến bắt chồng là phải tặng nhẫn bạc, vòng cườm, khăn cho các thành viên trong dòng họ nhà trai. Số lượng nhẫn, vòng và khăn phụ thuộc vào nhà trai, ít nhất cũng phải 50 chiếc nhẫn bạc, vòng cườm và khăn...

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 8.

Đất sét cũng được lấy ở một chỗ bí mật trong rừng. Hơn nữa, khi nổi lửa để nấu bạc, đổ nhẫn thì phải làm lúc nửa đêm. Theo quan niệm của người Churu, đây là thời điểm thiêng liêng nhất.

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 9.

Chiếc khuôn nhẫn hoàn chỉnh được hoàn thành, chờ thời điểm thích hợp để đổ bạc, tạo nên chiếc nhẫn hoàn chỉnh.

Nghệ nhân Ya Tuất khẳng định: "Đối với buôn làng dân tộc Churu chúng tôi, không thể bỏ được nghề truyền thống này đâu. Con trai tôi giờ cũng đã học nghề làm nhẫn bạc của cha, sau này sẽ tiếp nối. Mặc dù ở các tiệm vàng họ làm nhẫn cưới đẹp, sắc sảo hơn chúng tôi rất nhiều lần nhưng bà con trong làng chỉ muốn dùng nhẫn bạc do chính người Churu làm để thực hiện các nghi thức trong lễ cưới, hỏi".

Độc đáo nhẫn cưới của người Churu trong phong tục bắt chồng - Ảnh 10.

Nhẫn bạc (trống - mái) là vật đính ước linh thiêng, thể hiện tình yêu đôi lứa của người dân tộc Churu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo