07/06/2022 10:28

Đoạn đường ám ảnh của cánh tài xế xe tải suốt 5 năm

(NLĐO)- Đoạn đường dài chỉ hơn 2km nhưng tài xế xe tải phải mất đến 30 phút mới "bò" qua được vì ổ gà, ổ voi dày đặc. Đơn vị thi công và chủ đầu tư xác định đã không còn khả năng dặm vá.

Ngày 7-6, ông Lưu Quang Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cho biết đang kiến nghị Sở Giao thông Vận tải sớm triển khai giai đoạn 2 dự án đường dẫn vào cầu Trần Văn Sớm (thuộc dự án xây dựng tuyến đường Giá Rai – Gành Hào) vì đã hết khả năng sửa chữa.

Đoạn đường ám ảnh của cánh tài xế xe tải suốt 5 năm - Ảnh 1.

Suốt 5 năm qua, đơn vị thi công và chủ đầu tư phải bỏ kinh phí nhiều tỉ đồng để dặm vá đoạn đường này nhưng không có tác dụng

Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường chỉ dài khoảng 2km nhưng các xe tải lưu thông phải mất gần 30 phút mới vượt qua được. Trên toàn tuyến đường dẫn xuất hiện dày đặc ổ voi, ổ gà, nước mưa đọng thành những vũng sâu, có nhiều vũng đường kính hơn 5m nối tiếp nhau.

Tài xế xe tải tên Nguyễn Minh Luân than: "Chỉ có hơn 2km mà phải vật lộn với ổ voi, ổ gà mất 30 phút mới đi qua được. Nó thật sự là nỗi ám ảnh của cánh tài xế suốt nhiều năm qua. Tôi cũng thấy người ta dặm vá nhiều lần, song chỉ sau vài cơn mưa là các ổ voi, ổ gà lại xuất hiện y như cũ".

Đoạn đường ám ảnh của cánh tài xế xe tải suốt 5 năm - Ảnh 2.

Trời mưa càng khiến cho đoạn đường lầy lội, rất khó lưu thông

Được biết, hạng mục đường dẫn này do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ bản thị xã Giá Rai làm đại diện chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là kết nối tuyến đường Giá Rai - Gành Hào vào đường Giá Rai - Cạnh Đền và Quốc lộ 1A nhằm tạo sự phát triển kinh tế vùng. Công trình có quy mô cấp III đồng bằng, chiều dài 2,5km, vận tốc thiết kế 80km/giờ, bề rộng mặt đường 12m.

Đoạn đường ám ảnh của cánh tài xế xe tải suốt 5 năm - Ảnh 3.

Phải mất 30 phút phương tiện vận tải hàng hóa mới vượt qua được đoạn đường chỉ dài khoảng 2km

Đoạn đường này đã được thông xe kỹ thuật vào năm 2017, đang trong giai đoạn chờ lún, chưa hoàn thành các hạng mục thảm nhựa, hệ thống thoát nước nên qua thời gian khai thác đã hư hỏng và được dặm vá, duy tu nhiều lần. Những năm đầu, đơn vị thi công tự xuất kinh phí sửa chữa mỗi lần là khoảng 400-500 triệu đồng. Năm vừa qua, đơn vị thi công không còn khả năng nên chủ đầu tư vận động doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn hỗ trợ duy tu vá lại toàn bộ các chỗ hư hỏng với kinh phí lên đến 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau vài cơn mưa đường lại hỏng như trước.

"Chúng tôi xác định không thể dặm vá mãi được, vì không hiệu quả lại rất tốn kém, cho nên kiến nghị Sở Giao thông Vận tải nhanh chóng triển khai tiếp giai đoạn 2 dự án, gồm hoàn thiện mặt đường bằng kết cấu bê-tông, nhựa nóng và hệ thống mương thoát nước dọc 2 bên đường, đảm bảo cho người và phương tiện lưu thông thuận lợi, an toàn"- ông Quang Anh nói.

Đoạn đường ám ảnh với những lái xe suốt 5 năm

DUY NHÂN

Tin liên quan

Viết bình luận

TP HCM: Từ 15-4, hàng loạt tuyến đường cho ôtô chạy 2 chiều thay vì 1 chiều
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- 15 tuyến đường tập trung ở các quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, Bình Tân, Tân Bình cho phép ô tô lưu thông 2 chiều từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
TÔI LÊN TIẾNG: Đàm Vĩnh Hưng "The King", Trấn Thành "khóc nhè"...: Ngán showbiz Việt!
5 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Những câu chuyện lùm xùm của showbiz Việt cứ vài hôm lại xuất hiện, khó xác định được đâu là thật, đâu là giả!
Lắp mái che dọc đường Lê Lợi: Kinh nghiệm từ Singapore
8 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Ở Singapore cây xanh được trồng nhiều nhưng cũng có nhiều nơi chưa kịp phủ xanh nên nhiều đường đi bộ, vỉa hè được chính phủ làm mái che cố định cho người dân và khách bộ hành di chuyển.
Nhà ở xã hội: Cần khai thông điểm nghẽn
13 giờ trước 548 1k
Nếu Chính phủ cho phép phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn để địa phương chuyển đổi quỹ đất công song song với hoàn chỉnh hạ tầng thì có thể thực hiện được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội
Mái che dọc đường Lê Lợi, TP HCM: Hãy nhìn xa và sâu!

Mái che dọc đường Lê Lợi, TP HCM: Hãy nhìn xa và sâu!

(NLĐO)- Dù làm gì thì cũng nên căn cứ từ đặc điểm thời tiết, khí hậu, địa hình, kiến trúc, cảnh quan đến văn hóa, thói quen tận dụng kinh tế mặt tiền… của từng nơi.