xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để xe công không còn là xe… “ông”

Thu Thủy (quận 4, TP HCM)

Trong những ngày lễ, Tết vừa qua, rất nhiều người đã lấy xe công đi trẩy hội một cách công khai. Thậm chí, khác với thường lệ, xe công nay không lén lút, đậu xe từ xa mà công khai dừng ở các bãi xe của lễ hội.

Để thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ đã ban hành Quyết định 59 về sử dụng xe công. Nhiều địa phương đã mạnh dạn đề xuất hình thức khoán xe công. Theo tính toán của Bộ Tài chính trước đây, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm khoảng 1.000 tỉ đồng nếu áp dụng khoán xe công. Ngoài ra, biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả trong việc chống “xài chùa” xe công, lãng phí trong sử dụng và sửa chữa, giúp chi tiêu Chính phủ được minh bạch và tiết kiệm. Nếu thực hiện khoán xe công, mức khoán cho quan chức sử dụng xe có thể được chuyển thẳng vào lương với khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.

Mặc dù đã bị cấm nhưng xe công vẫn luôn xuất hiện tại các lễ hội
Ảnh: Tuấn Minh
Mặc dù đã bị cấm nhưng xe công vẫn luôn xuất hiện tại các lễ hội Ảnh: Tuấn Minh

Lúc còn làm Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu tại một phiên bế mạc kỳ họp HĐND TP: “Khi tòa nhà trung tâm hành chính của TP Đà Nẵng được đưa vào sử dụng, toàn bộ xe công vụ mang biển số xanh của các sở, ban, ngành trực thuộc TP sẽ thu về một đầu mối, thành lập đội xe công vụ chung”. Nếu làm được như vậy một cách có kỷ cương, Đà Nẵng sẽ dẹp được nạn sử dụng xe công sai mục đích. Các địa phương khác cũng có thể noi theo.

Thẳng thắn mà nói, kiểu các chỉ thị có tính chất hành chính, như cấm sử dụng xe công vào việc riêng, mấy năm qua không mấy hiệu quả vì thiếu kỷ cương. Nên chăng thành lập các công ty dịch vụ phục vụ hoạt động cho các cơ quan hành chính. Cơ quan nào có nhu cầu xe thì ký hợp đồng với công ty dịch vụ. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều, tránh tình trạng lạm dụng xe công thành xe... “ông”, ngoài ra còn giảm được biên chế lái xe. Hơn nữa, nếu thực hiện phương thức hợp đồng dịch vụ tương tự đối với các việc như dọn vệ sinh, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, bảo trì điện nước... thì sẽ giảm được bộ phận quản trị của cơ quan. Đây là một xu thế xã hội hóa bước đầu đối với các cơ quan hoạt động công vụ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo