xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu với bệnh nhân ngoại quốc

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Trong khi bệnh viện quá tải thì nhiều người nước ngoài đến điều trị rồi "ăn vạ"

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết đang chăm sóc ông Ciuffini Walter Samuel (SN 1948, quốc tịch Mỹ) được người dân đưa đến trong tình trạng bị đau dữ dội ở vùng bụng. Tuy nhiên, ông Samuel bất hợp tác, không để bác sĩ khám bệnh cũng như làm những thủ tục cần thiết.

Chăm sóc miễn phí

Ngày 27-8, ông Samuel được người dân phát hiện ngồi gục bên đường nên chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Sumuel bị đau ở vùng bụng, tiêu chảy kéo dài nhưng khi bác sĩ thăm khám thì bất hợp tác. Các bác sĩ đưa bệnh nhân này đi xét nghiệm, truyền dịch nhưng ông ta la hét phản đối. Ông Sumuel được chẩn đoán ban đầu là bị tổn thương ruột non, sỏi túi mật, theo dõi tổn thương ác tính đốt sống cánh chậu.

Đau đầu với bệnh nhân ngoại quốc - Ảnh 1.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Phương Đài chăm sóc ông Ciuffini Walter Sumuel

Điều dưỡng trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, bà Nguyễn Phương Đài, cho biết: "Ông Sumuel bị tiêu chảy nhiều, trong khi không có tiền nên chúng tôi phải bỏ tiền mua tã giấy rồi thay phiên chăm sóc. Trong khi đó, bệnh nhân này bất hợp tác nên chúng tôi vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận cũng như điều trị".

Do ông Sumuel không có người thân, không giấy tờ liên quan nên Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi công văn nhờ Tổng Lãnh sự quán Mỹ và Sở Ngoại vụ TP HCM tìm thân nhân bệnh nhân.

Đây chỉ là một trong số hàng chục bệnh nhân nước ngoài không thân nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm. Hiện tại, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang khó xử với trường hợp ông Pils Norbert Michael (SN 1948, quốc tịch Đức).

Cách đây 4 tháng, ông Michael được người dân đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị tắc động mạch đùi, phẫu thuật cắt cụt 1/3 chân trái. Tuy nhiên, bệnh nhân này không có tiền nên sau khi điều trị xong, bệnh viện đã đón taxi đưa về khách sạn nơi ông ta lưu trú. Thế nhưng, khách sạn không nhận nên ông Michael lại đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó đến nay, ông Michael đã 7 lần nhập viện và không chịu ra ngoài.

Các bác sĩ cho biết rất khó khăn với trường hợp này bởi khi bệnh viện nhờ Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức can thiệp thì ông Michael từ chối hỗ trợ. Trong khi đó, ông không có người thân nên hằng ngày, Khoa Cấp cứu phải cử người chăm sóc. Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân này rất cao, ông muốn được ăn nhiều bơ sữa như khi ở Đức!

Cần sự hỗ trợ

Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Long, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, thông tin: "Năm 2016, chúng tôi tiếp nhận và điều trị cho 496 bệnh nhân nước ngoài, trong đó có 41 ca nặng và tử vong xin về. Riêng những tháng đầu năm 2017, đã tiếp nhận 281 trường hợp và 23 ca nặng, tử vong xin về. Trong số này có những bệnh nhân không thân nhân, nhập viện không tiền bạc, không hợp tác điều trị nên chúng tôi cũng rất khó khăn".

Trước tình trạng bệnh viện quá tải, các điều dưỡng và bác sĩ phải chia nhau chăm sóc những bệnh nhân người nước ngoài, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có công văn nhờ tổng lãnh sự quán một số nước, Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM can thiệp, giúp đỡ. Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM khẳng định không có chính sách nào hỗ trợ cho người nước ngoài điều trị bệnh ở Việt Nam.

Tính đến nay, số bệnh nhân nước ngoài không thân nhân nợ viện phí cũng như những chi phí mà bệnh viện bỏ ra để lo hậu sự lên đến 800 triệu đồng. Trong khi đó, vì lương tâm, trách nhiệm nên bệnh viện không thể để các bệnh nhân này lang thang ngoài đường. Bác sĩ Nguyễn Hữu Long nói: "Chúng tôi rất trăn trở về vấn đề này nhưng vì bệnh viện là đơn vị tự thu - chi nên cũng gặp không ít khó khăn".

Các trường hợp người nước ngoài được cấp cứu thường bị tai nạn đa chấn thương, nghiện rượu, ung thư... Bác sĩ Nguyễn Hữu Long cho biết người nước ngoài khi đi du lịch, làm việc ở các địa phương từ Khánh Hòa đến Cà Mau bị tai nạn, bị bệnh chuyển đến thì bệnh viện phải tiếp nhận, họ thường không có thân nhân, giấy tờ và tiền bạc. Sau khi cấp cứu thì hậu phẫu nhưng họ không chịu về.

"Khi người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, chúng ta nên có những quy định nghiêm ngặt về bảo hiểm du lịch, y tế, có nơi ở nhất định để khi xảy ra sự cố sẽ không gặp rắc rối" - ông Long kiến nghị. 

Lo luôn phần hậu sự

Trong những năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi cấp cứu nếu bệnh nhân nước ngoài tử vong mà không có thân nhân đến nhận thì tổ chức hỏa táng. Bệnh viện đã đưa tro cốt một số công dân Đức, Czech, Hy Lạp vào chùa vì họ không có người thân.

Hiện tại, một người đàn ông quốc tịch Mỹ vừa qua đời nhưng không có thân nhân đến nhận nên đang được lưu giữ tại Nhà vĩnh biệt Bệnh viện Chợ Rẫy chờ an táng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo