xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CUỘC THI "LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ" LẦN 2: Sôi nổi, chất lượng

Tố Trâm

Cuộc thi bắt đầu từ ngày 4-6-2020 đến hết ngày 31-5-2021. Đến nay, Báo Người Lao Động đã đăng gần 50 bài viết hiến kế đầy tâm huyết, chất lượng của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực

Ở cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2, để nội dung dần đi vào chiều sâu của những kế hoạch dài hơi mà TP HCM đã và đang thực hiện, Báo Người Lao Động khu biệt vào 3 chủ đề: "Đô thị thông minh", "Khởi nghiệp - thương hiệu của TP HCM", "Bản sắc văn hóa đô thị TP HCM".

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Ngay sau khi mở cuộc thi lần 2, Báo Người Lao Động đã nhận được nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp gửi về. Mỗi tác phẩm là những kế sách, giải pháp, ý tưởng hay đóng góp cho TP HCM.

Viết về chiến lược xây dựng đô thị thông minh, PGS-TS Trần Hùng Sơn (Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP HCM) góp ý TP HCM cần đề xuất và phối hợp với trung ương xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc quản trị thành phố thông minh trên toàn quốc, cũng như các quy định để quản lý các rủi ro công nghệ; tăng nguồn thu và đa dạng hóa các nguồn tài chính để phát triển thành phố thông minh; phát triển vốn nhân lực và thúc đẩy tính toàn diện của công nghệ số...

CUỘC THI LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ LẦN 2: Sôi nổi, chất lượng - Ảnh 1.

Trao giải cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 1 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

TS Sơn Thanh Tùng, ThS Trương Thanh Thảo thì cho rằng cải thiện chất lượng cuộc sống là mục tiêu của xây dựng thành phố thông minh qua việc cung cấp các dịch vụ công, tiện ích đô thị hiệu quả hơn. Khuynh hướng phát triển thành phố thông minh cần được tích hợp với xu hướng thành phố xã hội. Trong đó, sự tham gia của người dân vào các hoạt động của cộng đồng và trong quá trình ra quyết sách là vấn đề mấu chốt nhằm tạo ra một xã hội công bằng.

Chú trọng mảng xanh ở đô thị có thể coi là tiền đề để xây dựng một đô thị thông minh - đô thị xanh, PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân, ThS Võ Thanh Tuyền (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM) đề xuất đưa tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng ở tất cả loại hình nhà ở, không phân biệt loại hình tái định cư, nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại. TP HCM có thể xem xét các giải pháp khuyến khích, để có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư công trình xanh với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững...

"Nhạc trưởng" trong khởi nghiệp

TP HCM đã xốc dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, việc cần làm bây giờ là giải quyết bài toán khởi nghiệp như thế nào cho hiệu quả.

Theo TS Huỳnh Trung Minh, TP HCM có thể trở thành "nhạc trưởng" đóng vai trò kết nối giữa những "sếu đầu đàn", "đại bàng" với doanh nghiệp khởi nghiệp; tạo môi trường thu hút những ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc... TP HCM có đủ tầm và nguồn lực để trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước, thu hút nhân tài, quan trọng là cách làm và khi nào làm.

CEO Trần Anh Tuấn (Công ty Tư vấn Người Mở Đường - The Pathfinder) nêu ý kiến cần có một "kiến trúc sư trưởng" thiết kế hệ thống khởi nghiệp Việt Nam để vẽ ra bức tranh khởi nghiệp chung cũng như quy trình khởi nghiệp cho từng lĩnh vực, giáo trình chuẩn hóa cho từng lĩnh vực, chương trình đào tạo mentor, chiến lược xây dựng hệ sinh thái. Cùng với đó là cơ chế hỗ trợ để các start-up phát huy.

Giám đốc điều hành Sihub Huỳnh Kim Tước khẳng định TP HCM có đầy đủ nền tảng cơ bản và là điểm kết nối trong nước với thế giới, cửa ngõ tiếp cận với quốc tế. Việc phải làm là cần xóa rào cản phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Còn theo luật sư Phạm Ngọc Hưng (Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM), để khởi nghiệp trở thành thương hiệu của TP HCM, phải khơi gợi được khát vọng sáng tạo và mang lại cho doanh nghiệp một môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định. 

Đi tìm bản sắc riêng cho TP HCM

Nhiều chuyên gia cũng đã gửi hiến kế cho chủ đề "Bản sắc văn hóa đô thị TP HCM".

ThS Nguyễn Hiếu Tín (Trưởng Bộ môn Việt Nam học, chuyên ngành du lịch, Trường Đại học Tôn Đức Thắng) phân tích thế giới càng hiện đại, càng "phẳng" bao nhiêu thì càng cần có cái riêng bấy nhiêu. Việc định vị văn hóa TP HCM, tìm ra bản sắc riêng, tạo nên điểm nhấn, mang tính "thương hiệu" là một trong những việc khá quan trọng, cần quan tâm và định hướng trong sự phát triển bền vững ở tương lai.

TS Nguyễn Thị Hậu đề xuất cần phát triển công nghiệp văn hóa nhanh và mạnh hơn, đưa TP HCM trở thành một trung tâm văn hóa hiện đại của khu vực. Trong khi đó, tác giả Tôn Thất Thọ hiến kế đưa công nghệ vào hoạt động bảo tàng. Bởi trong xu thế hiện nay, bảo tàng "ảo" là xu hướng phát triển, đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu trực tuyến. Thực hiện bảo tàng "ảo" để dẫn dắt công chúng đặt chân đến bảo tàng "thật" là con đường ngắn và hiệu quả nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo