xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi "Bên nhau ngày Tết": Người già ngóng Tết

NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG

(NLĐO)- Những ngày cạn tháng Chạp, nội tôi nhìn cuốn lịch mỏng dần mà nở nụ cười móm mém, hiền hậu. Gương mặt nhuốm màu thời gian của nội như giãn ra. Lòng nội nôn nao, rộn ràng. Nội cũng thấp thỏm ngóng mong Tết đến.

Nội có 8 chị em. Nội ở tuổi bát thập kế chi. Chị em máu mủ ruột rà với nội, người cũng ở ngưỡng thất thập cổ lai hi, người đã chạm tuổi đại thọ cửu tuần.

Những tháng năm cuối đời xa trời gần đất, mỗi người sống mỗi nơi, ở cùng con cùng cháu. Có người ở xã nọ, có người ở xã kia. Có người tỉnh này, có người tỉnh khác. Nỗi nhớ chị em trong nội cứ quay quắt, cồn cào. Chỉ có Tết đến, mọi người mới có dịp cùng trở về nơi chôn nhau cắt rốn hương khói cho ông bà tiên tổ. Vì vậy, nội ngóng mong để những người già được gặp thăm, tề tựu, hàn huyên.

Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Người già ngóng Tết - Ảnh 1.

Ngày còn sống, nội cứ ngóng trông Tết đến để được gặp lại chi em nội

Mấy ngày Tết, mùng nào cũng vậy, nội cũng nhìn xa xăm ra phía ngõ nhà. Lâu lâu lại dụi mắt, lau đôi kính để nhìn cho rõ hơn. Những đứa cháu, bà con, chòm xóm lần lượt đến mừng tuổi. Nhưng hình như, dù nội cười mà lòng nội vẫn còn ngóng mong điều gì đó. Nội đi ra đi vào. Nội hỏi ba, không biết năm nay, bà Hai có về không? Rồi bà Sáu, bà Tám... Hóa ra, với nội, Tết chỉ vui trọn vẹn là khi được sống trong tình thân thiêng liêng, được nhìn, được ở cạnh mấy chị em ruột thịt.

Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Người già ngóng Tết - Ảnh 2.

Các chị em nội hàn huyên vào ngày Tết (từ trái qua: bà Hai, bà Tám, bà Út và nội )

Mùng 3 Tết, bà Hai ở Gia Lai về cố hương. Cuộc hạnh ngộ của hai người già mừng mừng tủi tủi: "Chị về rồi hả chị Hai, em nhớ chị quá, chị Hai ơi!", "Chị cũng nhớ em quá. Tuổi già như chị em mình như ngọn đèn trước gió, tắt lúc nào chẳng hay. Thôi thì còn sống được ngày nào thì thương nhau ngày đó, chỉ mong chị em mình khỏe mạnh..". Những bàn tay nhăn nheo cả một đời lo cho con cho cháu ôm chầm lấy nhau. Gương mặt ai cũng nhòe trong nước mắt.

Rồi bà Tám về. Rồi bà Sáu đến. Rồi bà Út tới. Rồi ông Bảy qua nhà... Những người già quây quần bên nhau. Cứ thêm một người đến là những nụ cười móm mém tươi lại thêm phần vui hơn, rạng rỡ hơn.

Khoảng mười mấy năm trước, khi ai cũng còn khỏe, còn một ngày hai buổi ra đồng bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm lụng, mấy chị em nội gặp gỡ thường xuyên.

Nhưng tháng năm dần trôi qua bào mòn sức khỏe, sự minh mẫn... của nội và các bà. Để rồi sau đó, "cháu con đặt đâu, nội và các bà ở đó". Những dịp giỗ Chạp bắt đầu dần vắng người này, thiếu người kia. Người này không về được. Người kia biệt tăm. Dù lòng ai cũng mong về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng những người già lực bất tòng tâm khi phải "tùy con, tùy cháu". Thế nên, chỉ có Tết mới là dịp để con cháu treo cất những công việc, những bận rộn... để đưa các bà về quê.

Bà Hai kể sống cuộc sống thị thành ở Gia Lai, bà thấy nhớ mùi quê da diết. Bà nhớ mùi rơm rạ. Bà nhớ tiếng gà gáy, tiếng heo kêu. Bà nhớ hình ảnh của cánh đồng mùa lúa trổ đòng. Ở nơi xứ người, quanh năm suốt tháng sống trong những gian phòng rộng lớn, nhưng bà thấy ngột ngạt. Bà thèm được nói chuyện cùng người già nào đó nhưng chẳng có. Bà kể mà giọng đứt quãng, ngậm ngùi. Nên lúc tháng Chạp vừa đến, bà dặn đi dặn lại cháu con, làm gì làm thì Tết cũng phải đưa bà về quê.

Bà Tám cũng mong Tết đến. Vì chỉ có Tết bà mới có cơ hội được bên cạnh bà Hai, bà Ba, bà Sáu... Sức khỏe bà ngày càng yếu hơn, cháu con lo nên chẳng cho bà rời nhà nửa bước. Bà Út cũng bảo từ ngày 10 tháng Chạp là bà đã đếm ngược thời gian, ngóng ngày Tết đến...

Và rồi, những ký ức của thời quá vãng như cuốn phim trôi chậm dần được tua lại trong câu chuyện của những người già. Là những cái Tết của thời bao cấp túng khó. Là tuổi thơ đi vào rừng sâu lượm củi nhọc nhằn. Là bao ngày mấy chị em ôm nhau chạy giặc, nấp trốn trước những làn đạn thời chiến tranh khói lửa. Là những đám cưới đơn sơ giản dị cách đây năm, sáu chục năm. Là những câu chuyện cũ kỹ. Là những ngày hồi xửa hồi xưa hồi đó. Là những hẹn hứa Tết năm sau chị em mình cũng bên nhau!

Tết này, mấy chị em nội đã vắng đi một người. Tháng Tám năm ngoái, nội đã phiêu diêu miền cực lạc. Mười hôm trước, mấy chị em cũng hạnh ngộ bên nhau ngay trong ngày mùng 1 Tết. Nhưng bà Hai, bà Tám, bà Út, bà Sáu, ông Bảy chỉ nhìn nội qua di ảnh và thầm thì bao điều theo những làn khói nhang. Ai rồi cũng sẽ đến một ngày bóng hạc xe mây về cõi Phật. Mấy chị em lau nước mắt trước bàn thờ. Dù ở phương trời nào, mấy chị em mình cũng bên nhau, thương nhau!...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo