xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CSGT có nên lao ra đường chặn xe vi phạm?: Cần nhiều giải pháp phù hợp hơn

Đỗ Ngô Trần

Thay vì CSGT ra đường chặn xe vi phạm để phạt vừa mất an toàn vừa ảnh hưởng giao thông thì chế tài phải nghiêm, phạt thật nặng cùng nhiều giải pháp phù hợp khác để răn đe, ngăn chặn từ đầu

Quan sát thường ngày sẽ thấy những vi phạm hành chính thường lặp đi lặp lại, lâu dần thành thói quen xấu. Cùng một người nhưng nếu việc thực thi pháp luật nghiêm minh thì sẽ hành xử khác.

Phạt nặng, chế tài nghiêm

Điển hình như Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt khi vừa có hiệu lực thi hành, trật tự an toàn giao thông lập tức có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh, trật tự giao thông có vẻ căng thẳng trở lại.

Hay như vào khung giờ cao điểm, đường đông phương tiện, chỉ một người chạy xe máy lên vỉa hè là hàng loạt người khác làm theo. Lúc này, CSGT đang tập trung điều tiết phân luồng nên rất ít khi xử phạt. Lâu dần thành thói quen, hễ đường đông là chạy xe lên vỉa hè và cho là bình thường.

CSGT có nên lao ra đường chặn xe vi phạm?: Cần nhiều giải pháp phù hợp hơn - Ảnh 1.

Lực lượng CSGT Công an TP Huế ra quân xử lý tình trạng lái xe vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Ảnh: QUANG NHẬT

Lâu nay, không ít lý giải cho rằng vì ý thức người dân còn kém mới vi phạm. Nói vậy có lẽ chưa đầy đủ, bởi ngoài ý thức công dân thì việc quản lý của cơ quan chức năng liên quan và cá nhân được giao thực thi nhiệm vụ là vô cùng quan trọng. Dù có quy định phạt nặng, lao động công ích, phạt tù người vi phạm nghiêm trọng… mà người thực thi nhiệm vụ bao che, làm ngơ, nhận tiền để bỏ qua vi phạm thì cũng như không, lắm khi phản tác dụng.

Luật và thực thi pháp luật như hai mặt của đồng tiền, không thể tách rời hay làm nửa vời, lúc phạt lúc không. Luật tốt tạo điều kiện quản lý tốt. Quản lý tốt khi có luật tốt thì việc đưa pháp luật đi vào đời sống sẽ ý nghĩa và có hiệu quả.

Phải bắt đầu từ bây giờ

Không một bộ luật, quy định nào có thể thỏa mãn hết tất cả mọi người. Vấn đề là nếu có lợi cho đa số thì cần thực thi với một tinh thần thép.

Singapore là một điển hình có hệ thống luật mạnh, thực thi nghiêm, phạt nặng khi vi phạm ở nơi công cộng đã tạo môi trường giao thông an toàn. Có người cho rằng Singapore là nước nhỏ nên dễ quản lý, dễ phát hiện vi phạm và xử phạt nghiêm. Hãy nhìn sang Malaysia, đâu phải nước nhỏ nhưng luật pháp và thực thi pháp luật đâu vào đấy, không chờ cảnh sát phát hiện mà bất cứ công dân nào báo cho cảnh sát biết hoặc gửi hình ảnh đến cơ quan chức năng thì người vi phạm sẽ bị phạt nặng. Ngoài ra, còn buộc lao động công ích như chăm sóc bệnh nhân bị tai nạn giao thông, bị nêu tên lên báo…

Trung Quốc là nước lớn, đông dân nhất thế giới mà giao thông vẫn trật tự, dù đường phố đông xe nhưng hiếm có trường hợp chạy xe lên vỉa hè. Đây cũng là thuận lợi lớn cho lộ trình cấm xe máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… Tất nhiên, những nước này đều có biện pháp mạnh, phạt nặng, xử lý nghiêm tất cả vi phạm, ít có chuyện xin rồi bỏ qua.

Đừng lấy lý do người dân còn nghèo, thu nhập thấp, mức phạt cao sẽ gây khó cho họ. Biện pháp mạnh đã giúp các nước giảm thiểu tai nạn, ngăn chặn vi phạm giao thông. Hãy nghĩ làm thế nào để không vi phạm, không bị phạt, chứ đừng bàn phạt ít hay nhiều. Nếu không vi phạm, đâu có sợ mức phạt.

Khi ý thức trong tham gia giao thông còn yếu kém, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm may ra mới cải thiện theo hướng tích cực. Nếu không bắt đầu từ bây giờ và duy trì thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn, có thể không còn hy vọng uốn nắn, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống xã hội và sẽ mất an toàn giao thông.

Đừng làm ngơ trước vi phạm!

Tình trạng vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng dù thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục tuyên truyền. Đã đến lúc răn đe, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hẳn vi phạm. Phải có biện pháp mạnh, phạt nặng, không cần bắt quả tang, chỉ cần có phản ánh bằng hình ảnh cho thấy có vi phạm thì phạt. Ngày nay, hầu hết mọi người có điện thoại thông minh có thể chụp hình, quay clip vi phạm gửi cơ quan chức năng.

Tùy mức độ vi phạm, ngoài phạt nặng bằng tiền, buộc lao động công ích, cần đưa hình ảnh vi phạm và trong lúc lao động công ích lên truyền thông đại chúng để răn đe, nhắc nhở người khác.

Bên cạnh đó, người thực thi nhiệm vụ đừng làm ngơ trước các vi phạm. Chẳng hạn, CSGT hãy quyết liệt xử phạt các trường hợp vi phạm, kể cả trong giờ cao điểm. Nên tăng nặng mức phạt tất cả các hành vi lấn tuyến, chạy ngược chiều, đi sai làn đường, chạy xe lên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch, vượt đèn đỏ.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-11

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo