xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cốt lõi vẫn là giáo dục của gia đình

Phạm Nguyễn Quỳnh Thư (quận 9, TP HCM)

Dù xã hội có thay đổi đến đâu thì gia đình vẫn luôn là nơi chốn đi - về sau mỗi ngày làm việc, học tập; là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người

Vừa qua, báo chí thông tin về việc một cô bé 16 tuổi ở tỉnh Hải Dương sát hại rồi đẩy xác em trai (10 tuổi, cùng cha khác mẹ) xuống đập hồ nước gần nhà chỉ vì lo sợ em nói với bố mẹ việc mình lấy trộm tiền của gia đình.

Vụ án này chỉ là một trong rất nhiều vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên giết người (đa số có nhân thân tốt) mà báo chí đã từng nhiều lần đề cập. Mỗi lần xảy ra những vụ án như thế, dư luận lại một phen bàng hoàng, nhiều bậc cha mẹ có con đang độ tuổi lớn bàn tán, đổ cho nhà trường không dạy đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; xã hội phức tạp khi đầy rẫy phim ảnh, game online bạo lực khiến trẻ nhiễm những thói hư tật xấu… Ít bậc cha mẹ, thông qua những vụ án đó, nhìn lại cách giáo dục, quản lý con của mình để có sự thay đổi cho phù hợp.

“Con tôi hiền, ngoan lắm. Vì bị bạn bè xấu lôi kéo nên mới phạm tội”. Đó là câu nói thường nghe của nhiều bậc phụ huynh khi có con phạm tội, mà vì công việc, tôi đã nhiều lần tiếp xúc và được nghe. Chỉ đến khi không thể bào chữa cho hành vi phạm tội của con mình, họ mới gật đầu thừa nhận: “Chúng tôi đầu tắt mặt tối lo kiếm sống nên đôi khi không có thời gian quan tâm con cái”. Ngay cả những phụ huynh có điều kiện, trang bị, cung cấp cho con không thiếu bất cứ thứ gì nhưng hỏi họ một ngày, một tuần, một tháng dành bao nhiêu thời gian nói chuyện, nghe con tâm sự thì câu trả lời nhận được đôi khi cũng thật bất ngờ. Có người sống chung nhà với con nhưng 2-3 ngày mới đụng mặt nhau. Có người đến bữa cơm gia đình cũng rất hiếm hoi mới có được vì thường đi gặp mặt đối tác, bạn bè. Cũng có người bao năm con đi học, chưa một lần họ đi họp phụ huynh vì bận đi công tác… Trẻ bị lạc lõng, bị bỏ rơi ngay chính trong căn nhà của mình.

Vậy nên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đạo đức của một bộ phận giới trẻ xuống cấp mà cần có thống kê, nghiên cứu, đánh giá thực trạng để có phương pháp giáo dục, phối hợp các ban ngành. Tuy nhiên, không thể cứ có gì sai, xấu là đổ tội cho nhà trường, xã hội. Điều quan trọng, cốt lõi vẫn là giáo dục của gia đình; sự quan tâm, chia sẻ, quản lý con tốt của các bậc cha mẹ. Dù xã hội có thay đổi đến đâu thì gia đình vẫn luôn là nơi chốn đi - về sau mỗi ngày làm việc, học tập; là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Đừng lấy lý do bận bươn chải với cuộc sống mà thiếu trách nhiệm với con trẻ, chuyển giao nghĩa vụ giáo dục con cho nhà trường và các thầy cô giáo. Sự bỏ rơi, thiếu quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ sẽ khiến trẻ có tâm lý lệch lạc, ngang bướng, bất cần, trở nên hung hãn và việc phạm tội chỉ là một sớm một chiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo