xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy thức ăn thừa về, có gì mà xấu hổ!

Vũ Thanh Thanh

Nhiều lần đi dự tiệc ở nhà hàng, tôi thật sự khó chịu khi thấy thức ăn trên bàn ê hề nhưng thực khách chỉ gắp một ít "ăn lấy vị" rồi bỏ mứa.

Có lần, đi ăn cưới, khi sắp tan tiệc, thấy đồ ăn còn nhiều quá mà đem bỏ thì phí, tôi đề nghị với người phục vụ cho xin cái hộp bỏ thức ăn thừa vào đó đem về. Một phụ nữ ngồi cạnh tôi hỏi với vẻ xem thường: "Chị dùng chưa no sao?". Tôi không nói gì, chỉ cười đáp lễ rồi bảo: "Những thứ còn nguyên chưa dùng mà bỏ đi thì thật lãng phí". Nhiều người ngồi chung bàn cũng nhìn tôi như... sinh vật lạ ngoài trái đất. Tôi không quan tâm họ nói gì, nghĩ gì bởi không làm điều gì phạm pháp. Lấy những thức ăn ngon, đắt tiền sắp phải bỏ đi, mang về nhà sử dụng hoặc cho người khác dùng thì có gì mà xấu hổ?

Thực tế cho thấy ngày nay, rất nhiều người khi vào nhà hàng thường ăn một ít rồi bỏ lại. Không ai nghĩ đến việc mang về nhà vì sợ rằng mình ăn mặc sang trọng, làm vậy thì thật đáng xấu hổ. Cũng có người thấy nhân viên mang thức ăn đi bỏ mà tiếc hùi hụi nhưng không dám xin hộp đem về vì sợ bị đánh giá "ham ăn" trước mặt mọi người. Thành ra, những món ngon ấy biến thành rác thực phẩm trong tích tắc. Thật là lãng phí.

Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng trong khi mình ăn uống lãng phí thì có rất nhiều người vẫn còn phải chịu cảnh đói khổ? Họ thèm lắm chén cơm nguội, ổ bánh mì không mà đôi khi cũng không có. Vậy hà cớ gì chúng ta không trân quý những gì mình đang có? Một lượng thức ăn còn sử dụng được mà bỏ đi đồng nghĩa với việc bỏ một số tiền không nhỏ. Dù rằng đó không phải là tiền của mình nhưng nó tác động đến cộng đồng. Từ việc ăn uống lãng phí sẽ tạo thói quen xấu trong cuộc sống, trở thành văn hóa xấu. Đem thức ăn còn nguyên, ngon lành về nhà dùng hoặc cho người thân, hàng xóm, người cơ nhỡ không phải là hành động thể hiện sự ham ăn, bần tiện, kỳ cục, "kém sang". Ở đời, cái gì tiết kiệm được thì nên làm, nếu điều đó tích cực, không ảnh hưởng đến cộng đồng.

Tôi nhớ từng đọc một bài báo viết về ý thức tiết kiệm của người Nhật. Trong đó có câu chuyện khi ăn tại các nhà hàng, người Nhật sẵn sàng gói mang về đồ ăn thừa dù chỉ là một mẩu bánh mì. Thậm chí, khi nấu ăn, họ cân đo rất kỹ, chỉ vừa đủ để ăn, không dư thừa. Lối sống tiết kiệm của người Nhật đã giúp kinh tế họ phát triển nhanh và thế giới phải nghiêng mình học hỏi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo