xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chụp ảnh chân dung chủ thuê bao, có cần thiết?

Bảo Trân

Việc có một cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và đúng quy định là rất cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi người dân

Những ngày qua, dư luận bàn tán nhiều về một số nội dung trong Nghị định (NĐ) 49/2017/NĐ-CP (viết tắt NĐ 49; sửa đổi, bổ sung điều 15 của NĐ 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và điều 30 của NĐ 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện). Đặc biệt, việc yêu cầu phải chụp ảnh chân dung mới được đăng ký sử dụng thuê bao điện thoại di động đã gây nhiều tranh cãi.

80 triệu thuê  bao có thông tin sai

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Thị Ngọc Mơ cho rằng việc có một cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và đúng quy định là vô cùng cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi người dân. "Nếu bỏ quản lý thông tin thuê bao (TTTB), chủ thuê bao sẽ thoải mái điện thoại, nhắn tin lừa đảo, đe dọa, khủng bố, quấy rối, phát tán thông tin độc hại…, sẽ không có cách gì ngăn chặn, kiểm soát" - bà Mơ đặt vấn đề.

Theo bà Mơ, số đông các nước trên thế giới rất coi trọng và có những quy định quản lý nghiêm ngặt công tác quản lý TTTB. Điển hình các nước Mỹ, Đức, Nhật thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân điện tử, mỗi khi thực hiện đăng ký TTTB, người dân phải xuất trình giấy tờ để doanh nghiệp (DN) đối chiếu, xác nhận trên hệ thống này. Còn ở Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Nigeria… yêu cầu triển khai hệ thống nhận diện vân tay của người đến đăng ký TTTB… Việc thu thập các thông tin gắn liền với một người cụ thể như vân tay hoặc ảnh chụp là cần thiết để xác định một giao dịch là có thật bởi ảnh chụp giấy tờ tùy thân của thuê bao trong cơ sở dữ liệu của DN có thể làm giả, có thể được lấy của người này gắn cho người khác.

Thông tin từ Cục Viễn thông cho biết nhiều năm qua, dù đã có các quy định quản lý TTTB tại Luật Viễn thông (2006) và NĐ 25/2011 nhưng tính đến đầu năm 2016, thông tin của hơn 80 triệu thuê bao di động trong tổng số gần 120 triệu thuê bao di động là sai, từ tên tuổi, ngày tháng năm sinh hoặc số CMND đến bản chụp CMND giả, CMND của người này gán cho số điện thoại của người khác.

Xuất phát từ nguyên nhân trên, NĐ 49 đã quy định yêu cầu bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Đây sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện, tránh được tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký TTTB cho các sim thuê bao khác (mà cá nhân đó không biết) trong khi DN chưa có đủ công cụ để phát hiện như đã xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt NĐ 49 đã bỏ quy định về giới hạn số sim thuê bao.

Chụp ảnh chân dung chủ thuê bao, có cần thiết? - Ảnh 1.

Nghị định 49 quy định bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao dịch, ký kết hợp đồng Ảnh: Trọng Sơn

Có thời gian chuẩn bị

Theo quy định mới, DN sẽ có 12 tháng kể từ ngày NĐ 49 có hiệu lực để rà soát cơ sở dữ liệu, thông báo cho các chủ thuê bao có thông tin sai với quy định tại NĐ đến đăng ký lại (trong đó có việc chụp ảnh). Đối với các thuê bao trả trước mà DN có căn cứ là thông tin đã chính xác thì không cần đăng ký lại thông tin nhưng phải bổ sung ảnh chụp, các thông tin cần thiết khác và DN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó.

"Từ góc độ DN, quy định này là hoàn toàn khả thi vì việc chụp ảnh rất dễ dàng, đơn giản, nhanh gọn, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, iPad, webcam hoặc camera phù hợp" - bà Mơ nói.

Còn về phía người dân, theo bà Mơ, có thể bước đầu, một số người có phản ứng nhưng trong thực tế, việc xuất trình CMND để làm thẻ, ảnh chụp để kiểm soát cũng đã và đang được xã hội chấp nhận. Ví dụ tham gia một CLB thể thao có hàng ngàn hội viên, mỗi hội viên đều phải chụp ảnh vì an toàn an ninh của một phòng tập. Bà Mơ cho biết thêm NĐ 49 cũng quy định rõ cá nhân được thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho con đẻ hoặc con nuôi dưới 14 tuổi và những người thuộc quyền giám hộ của mình theo quy định của pháp luật; nghĩa là trẻ em hoặc người già có thể được bố mẹ hoặc con mình giao kết hợp đồng giúp.

Ngoài ra, NĐ cũng cho phép các DN ngoài việc thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố định như truyền thống thì có quyền mở các điểm cung cấp dịch vụ lưu động tới thôn xóm, khu chung cư, trường học, bệnh viện, chợ phiên… để phục vụ người dân trong 12 tháng đầu để quy định mới đi vào cuộc sống.

DN phải bảo mật thông tin cá nhân

Theo NĐ 49, tất cả thuê bao đăng ký mới sau ngày 24-4-2017 đều phải thực hiện theo yêu cầu này, nếu không sẽ bị cắt dịch vụ nếu quá thời hạn 2 tháng; thuê bao đã kích hoạt trước ngày 24-4-2017, nhà mạng sẽ có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới. Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu vẫn không thực hiện.

Cũng theo NĐ 49, DN viễn thông phải bảo đảm an toàn và bí mật TTTB, trong đó có ảnh chụp. Nếu DN viễn thông tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng; nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân, bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng. Tùy mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dư luận băn khoăn

Với những quy định tại NĐ 49, bạn đọc L.H lưu ý: "Thêm bức ảnh chân dung có ý nghĩa gì khi mà đăng ký thông tin cá nhân đã có CMND có hình ảnh, dấu vân tay do cơ quan công an cấp, đủ giá trị pháp lý. Người sử dụng vi phạm pháp luật thì công an chỉ cần truy ngược thông tin thuê bao để ra số CMND và cuối cùng là chân dung của người thuê bao là xong. Quy định này cũng không có ý nghĩa gì khi những đại lý phát hành sim rác đã tuồn được thông tin giả vào hệ thống thì họ cũng có thể tuồn ảnh chân dung giả".

Còn theo bạn đọc Trần Thanh Tùng, nhiều nước chỉ cần photocopy thẻ căn cước hoặc passport khi đăng ký sim là đủ. "Sim đăng ký không chính chủ là do nhân viên bán hàng đăng ký trước để lấy doanh số bán hàng. Nếu có chụp ảnh chân dung thì nhân viên bán hàng cũng chèn ảnh không chính chủ để đối phó, có kiểm tra được ảnh đó có phải là chính chủ hay không? Xin đừng vẽ những việc không cần thiết, vừa tốn kém cho DN vừa mất thời gian" - bạn đọc Thanh Tùng nêu vấn đề.

Tuy nhiên, cũng có không ít bạn đọc ủng hộ quy định này. "Sim điện thoại mua và dùng quá dễ dàng là cơ hội cho lừa đảo, khủng bố. Ở Nhật, trên 19 tuổi mới được đăng ký chính chủ. Từ số điện thoại có thể biết đầy đủ mọi thông tin để điều tra và quản lý" - bạn đọc Ngọc Nga nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo